Tin môi trường và bạn đọc » Thấy và viết
Nghệ An: Cần ngăn chặn nạn “tận diệt” chim trời
(13:07:59 PM 14/10/2012)Cần ngăn chặn nạn “tận diệt” chim trời ở Nghệ An
Tại các tỉnh Bắc miền Trung nói chung và Nghệ An nói riêng, do thời tiết thích hợp nên cứ vào mùa thu đông hàng năm các loại chim cò tự nhiên trở về nhiều. Đến các vùng ven biển trong tỉnh, dễ dàng bắt gặp chim cò đậu tự nhiên trên cây, trên các cánh đồng lúa đang thu hoạch hoặc trong bụi rậm. Lợi dụng điều này, nhiều người dân đã “tranh thủ” đi đánh bắt chim cò.
Đến các xã Nghi Yên, Nghi Thiết (huyện Nghi Lộc), Hưng Hòa (Thành phố Vinh) và nhiều xã khác ở huyện Diễn Châu, Hưng Nguyên rất dễ nhận thấy có những bẫy chim cò được những người đi đánh bắt chim cò đặt sẵn trong bụi cây, trên cánh đồng. Do dụng cụ đánh bắt và cách đánh bắt đơn giản, không phải chi phí tốn kém nên nhiều người đã tham gia đánh bắt chim cò. Trong số những người đánh bắt, có người coi đó là thú vui trong những ngày nghỉ cuối tuần hoặc sau mỗi buổi chiều đi làm về, nhưng cũng có người coi đánh bắt chim cò là nghề để kiếm thu nhập.
“Tiếp tay” cho phong trào “tận diệt” chim cò là các nhà hàng, khách sạn, quán ăn trên địa bàn. Thời điểm này, vào bất cứ quán nhậu nào trên địa bàn Nghệ An cũng dễ dàng gọi thực đơn là những đĩa chim cò. Có những quán nhậu “sành điệu” hơn còn có món tiết chim pha với rượu mà thực khách được tận mắt chứng kiến tại chỗ việc giết chim, lấy tiết bỏ vào rượu. Tại các chợ quê ở nông thôn cũng thấy có rất nhiều chim cò được bày bán. Giá cả bình dân, trong khi đây là món ăn mới, hấp dẫn nên nhiều người đã tìm mua chim cò về chế biến. Tại Nghệ An, qua điều tra, có thể khẳng định vào mùa này, nguồn cung cấp chim cò cho các nhà hàng, khách sạn và bày bán tại chợ, phần lớn có được là từ nguồn đánh bắt tự nhiên. Lượng tiêu thụ lớn như vậy thì mỗi ngày, lượng chim cò bị “tận diệt” là không nhỏ.
Chim, cò là những loại động vật có nhiều tác dụng đối với môi sinh, môi trường; hình ảnh chim cò cũng đã được đưa vào thơ ca, nhạc họa. Việc “tận diệt” tràn lan chim cò như hiện nay là điều không nên, cần ngăn chặn. Đáng tiếc, các ngành chức năng và chính quyền địa phương vẫn chưa có giải pháp ngăn chặn. Và hàng năm, phong trào “tận diệt” chim cò lại cứ thoải mái, “đến hẹn lại lên”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
-
Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
-
Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh” do VACNE biên soạn đã cơ bản hoàn thành
-
Vỉnh Phúc: Cây Gạo cổ thụ trăm tuổi tại chùa Long Khánh được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
-
Đón Bằng Công nhận Cây Di sản Việt Nam là hoạt động mở đầu cho Lễ hội Hương sắc Na Hang -Tuyên Quang
-
Cây Bách xanh đầu tiên được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
-
Hai cây cổ thụ gần 200 năm tuổi ở Hải Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam
-
Cây cổ thụ đầu tiên của khu vực phía Nam được vinh danh Cây Di sản Việt Nam năm 2024
-
HANE: Khởi động chương trình "Một triệu cây vì biển đảo tổ quốc, vì quê hương Việt Nam xanh”.
Bài viết mới:
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)

Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
(Tin Môi Trường) - Sáng 26/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) đã tổ chức Hội nghị Ban chấp hành năm 2024.
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh

Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.
.jpg)