Tin môi trường và bạn đọc » Thấy và viết
Thứ bảy, 19/04/2025, 11:12:21 AM (GMT+7)
Khi lương tâm bị đánh mất
(18:29:29 PM 28/10/2013)(Tin Môi Trường) - Sau khi xem chương trình "Trở về ký ức" của Đài truyền hình Việt Nam (VTV) nói về vụ làm giả hài cốt thu tiền tỷ của Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam kết hợp với nhà tâm linh Nguyễn Thanh Thúy trên VTV ai cũng cảm thấy đau sót vô cùng!
>> Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1 >> Nghiên cứu đánh giá về đốt mở và sử dụng thuốc BVTV đối với môi trường và sức khoẻ con người ở Việt Nam là hoạt động thiết thực >> BH Media "phản pháo" chuyện "nhận vơ" bản quyền Quốc ca >> VTVcab và MobiFone ký kết Thỏa thuận hợp tác toàn diện >> Đề nghị VTV đính chính khi dùng hình ảnh con tôm để minh họa “thực phẩm bẩn”
Thôi, không nhắc đến Nguyễn Thanh Thúy là ai? Tuy nhiên, sự việc xảy ra trong vòng hai năm qua như thế nào thì mọi người đều đã biết. Cũng không nhắc đến sự phẫn nộ tột cùng của khán giả, của những người có lương tâm. Cũng như không nhắc đến sự xúc phạm đến “lĩnh vực thiêng liêng” nhất của lòng trắc ẩn trong mỗi con người thế hệ sau này: Tìm kiếm chút thi hài, chút kỷ vật con sót lại của những người đã ngã xuống để yên lòng những người thân của họ!
Vậy khi xem xong phóng sự điều tra trên, vấn đề ở đây là gì? Những gì cần làm thì các cơ quan chức năng của Cục người có công, cơ quan công an, quân đội cũng đã làm, giám định cái gọi là hài cốt chỉ là xương trâu bò, cái gọi là di vật là những thứ mới sắp đặt... tất cả đều là giả. Rõ ràng là một phi vụ lừa đảo có tổ chức, có sự tiếp tay của những người lợi dụng vào chính sách của Đảng và Nhà nước để trục lợi cá nhân. Xem các hình ảnh mà VTV đã ghi lại được, xem những chương trình quy mô có đầy đủ sự “tiền hô hậu ủng”, một rừng người mặc áo xanh mà trong đó là các cán bộ của ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam đào đào bới bới mà thấy xót xa, tội nghiệp. Sự thật quá đắng lòng bởi không ít người bị lừa, hàng ngày đang… thờ cúng xương động vật!
Và phẫn nộ nhất là một cán bộ của ngân hàng Chính sách xã hội tên là Hải Anh - người được “vong nhập”. Bà ta cũng khóc lóc, cũng duyệt binh, cũng hát hò một cách điên dại. Không khó để nhận ra sự lừa gạt một cách tàn nhẫn của những con người đang đứng trong hàng ngũ thực hiện chế độ chính sách. Chắc chắn có sự ăn rơ, móc nối giữa đồng cốt và nhà tâm linh Nguyễn Thanh Thúy (cậu Thủy) trong vụ hợp tác béo bở này. Trong số tiền 7,9 tỷ mà “cậu Thủy” đã nhận được từ Ngân hàng chính sách thì những người phụ họa sẽ được chia bao nhiêu, để mỗi lần nhập vong họ chỉ đúng vị trí mà người ta đã chôn xương động vật từ trước đó? Sao sự táng tận lương tâm của bà “đồng cốt” này không bị ai nhắc tới? Rồi đến sự việc sắp xếp đưa nhân chứng giả đến để lừa cả người thân liệt sỹ và Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Trị nhằm dẹp yên dư luận, ai là người phải chịu trách nhiệm?
Dù sớm muộn gì, trò lừa đảo cũng sẽ bị đưa ra trước ánh sáng pháp luật, nhưng đọng lại trong mỗi con người chúng ta là sự chua xót bởi đã lầm tin vào những kẻ vì mục đích riêng mà đã đánh mất lương tâm.
Tung Anh (báo CA TPHCM)
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
-
Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
-
Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh” do VACNE biên soạn đã cơ bản hoàn thành
-
Vỉnh Phúc: Cây Gạo cổ thụ trăm tuổi tại chùa Long Khánh được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
-
Đón Bằng Công nhận Cây Di sản Việt Nam là hoạt động mở đầu cho Lễ hội Hương sắc Na Hang -Tuyên Quang
-
Cây Bách xanh đầu tiên được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
-
Hai cây cổ thụ gần 200 năm tuổi ở Hải Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam
-
Cây cổ thụ đầu tiên của khu vực phía Nam được vinh danh Cây Di sản Việt Nam năm 2024
-
HANE: Khởi động chương trình "Một triệu cây vì biển đảo tổ quốc, vì quê hương Việt Nam xanh”.
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
(Tin Môi Trường) - Sáng 26/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) đã tổ chức Hội nghị Ban chấp hành năm 2024.
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh

Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.
.jpg)