Tài nguyên - Thiên nhiên
Xót cho vườn Cát Tiên!
(09:49:52 AM 07/08/2011)Nhiều loài quý hiếm bị “bỏ quên”
Với cao trình mực nước dâng 224 m, đập thủy điện Đồng Nai 6 sẽ làm ngập khoảng 86,43 ha rừng vườn Cát Tiên, gồm các Tiểu khu 421, 422 và 506 thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt. Để tiếp cận được vị trí xây thủy điện trên sông Đồng Nai, đoàn khảo sát đã lội bộ băng rừng trên 5 km, xuống sâu gần 100 m. Chặng đường nào cũng khiến đoàn khảo sát ngạc nhiên vì vẻ đẹp, sự trù phú và hùng vĩ của vườn quốc gia này.
Khác với những báo cáo chung chung của Bộ NN-PTNT, rằng khu vực dự án chỉ là rừng gỗ nghèo, rừng nghèo hỗn giao…, chúng tôi đã bắt gặp khá nhiều loài cây quý có tên trong Sách đỏ của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế, như: cẩm lai, trắc, mun, kơ-nia…, trong đó nhiều cổ thụ đến 3 vòng tay người ôm mới kín.
Ngoài ra, các nhà khoa học cũng phát hiện nhiều loài thực vật quý hiếm trong lĩnh vực dược học, như: ba gạc, sâm cau, vài loại cây họ gừng… và một số loài thực vật khác chưa được định tên. Những phát hiện này tiếp nối bất ngờ khác, đến nỗi TS Đào Trọng Tứ, thuộc mạng lưới sông ngòi Việt Nam, phải thốt lên: “Làm kinh tế có nhiều cách nhưng không có cách gì để một lần nữa có lại những loại cây này!”.
Tỏ ra tâm huyết và quan tâm nhiều đến thông tin dự án thủy điện sẽ được khởi công ngay đầu nguồn con sông này, ông Nguyễn Lắm, gần 60 tuổi, bức xúc: “Tại sao lại có thể suy nghĩ thiển cận như vậy được, chỉ vì mục đích nào đó mà làm ảnh hưởng đến con cháu mai sau là không được. Thủy điện đã băm nát con sông này rồi. Thủy điện có thể làm hoặc không làm nhưng vườn thì cần phải bảo vệ vì không dễ gì trồng lại được”.
Có mặt trong chuyến khảo sát, ông Vũ Ngọc Lân, Phó Giám đốc Vườn Quốc gia Cát Tiên, nhận xét: “Họ không biết quý rừng, họ chỉ chăm chăm thực hiện ý đinh đem lại cái lợi cho mình mà thôi”.
Xã Đồng Nai Thượng, nơi đang được “nhăm nhe” làm thủy điện, thuộc vùng đệm của vườn Cát Tiên. Tham gia cuộc khảo sát cùng với các nhà khoa học, chúng tôi nhận thấy đây là khu vực còn hết sức hoang sơ, các loài cây ken nhau dày đặc, chỉ thỉnh thoảng mới có dấu chân người. Dòng sông đoạn này cuồn cuộn chảy nhưng chiều rộng chỉ khoảng vài chục mét, đứng từ phía xã Đồng Nai Thượng nhìn sang ngay mép sông bên kia là vách núi cao còn nguyên vẻ hoang sơ. Đây là vùng rừng phòng hộ, thuộc địa bàn tỉnh Đắk Nông. Những người tâm huyết với rừng tại Đắk Nông cũng đang phản ứng quyết liệt khi hay tin về hai dự án Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A này.
Chiều 6-8, đứng giữa khu rừng hoang sơ, ngay sát bên mép nước thượng nguồn sông Đồng Nai, một nhà khoa khọc chuyên về môi trường đã thốt lên: “Đây chắc chắn là những thủy điện cuối cùng trên sông Đồng Nai. Họ sẽ không xây dựng thêm bởi sẽ không còn có lợi kinh tế nữa nhưng hỡi ôi, thủy điện đã lên đến tận điểm đầu nguồn sông rồi. Họ sẽ không thêm thủy điện khác nữa nhưng sông và rừng cũng đã bị băm nát cả rồi”.
Những thực tế ghi nhận trong chuyến khảo sát sẽ được trình bày trong buổi hội thảo hôm nay, 7-8, về quản lý tổng hợp rừng đầu nguồn và lưu vực sông Đồng Nai - trường hợp Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, do Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam, Vườn Quốc gia Cát Tiên và Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam đồng tổ chức.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Thái Bình giữ nguyên diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải
-
Tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nước sạch, đảm bảo vệ sinh
-
Cần Giờ sắp trở thành khu Ramsar thế giới
-
Rừng phòng hộ huyện Cần Giờ được đề cử thành khu Ramsar
-
Hồ thủy điện Đồng Nai 4 tiếp tục bị xâm hại
-
Hiện trạng rừng Việt Nam năm 2022
-
COP 15 và tham vọng về bảo tồn đa dạng sinh học trong thập kỷ tới
-
Độc đáo rừng nguyên sinh Rú Lịnh
-
WWF tiếp tục đồng hành với Việt Nam trong thập kỷ cơ hội của đa dạng sinh học
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
.jpg)
Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Quần thể 17 cây thuộc 05 loài trên địa bàn huyện đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị được các cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương tổ chức Lễ công nhận và gắn bia Cây Di sản Việt Nam vào sáng ngày 18/4/2025.
.jpg)