Tài nguyên - Thiên nhiên
Tìm nguyên nhân rắn lục đuôi đỏ xuất hiện nhiều bất thường 
(14:38:44 PM 06/12/2014)
Các chuyên gia thu thập mẫu vật rắn lục đuôi đỏ do người dân ở xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức, phát hiện trong vườn nhà.Ảnh: Trí Tín
Ngày 5/12, đoàn công tác đã về huyện Mộ Đức, địa phương có hàng chục người dân bị rắn cắn phải cấp cứu trong hai tháng qua. Các chuyên gia lần lượt ghi nhận thông tin từ những nạn nhân bị rắn cắn và thu thập mẫu vật để phân tích nguyên nhân loài rắn lục đuôi đỏ xuất hiện nhiều bất thường ở khu dân cư.
Ông Nguyễn Văn Đoàn, Chuyên gia Tổng cục lâm nghiệp cho biết, đoàn về miền Trung lần này là để xác định sinh cảnh sống của loài, nguyên nhân khiến rắn cắn, thời điểm chúng gây ảnh hưởng cuộc sống người dân... Sau chuyến công tác, các chuyên gia tập trung phân tích, nghiên cứu để đề xuất giải pháp phù hợp cho người dân ứng phó với loài rắn lục đuôi đỏ.
"Chúng tôi kết hợp hướng dẫn địa phương, người dân cách phòng tránh, ngăn chặn và sơ cứu ban đầu khi bị rắn cắn đề phòng nguy hiểm tính mạng", ông Đoàn nói.
Rắn lục đuôi đỏ mang thai do người dân bắt được ở giữa khu dân cư huyện Mộ Đức. Ảnh: Trí Tín.
Liên quan vấn đề này, Tiến sĩ Nguyễn Quảng Trường, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, cho hay muốn biết rõ nguyên nhân vì sao rắn lục đuôi đỏ xuất hiện bất thường trong thời gian gần đây cần phải có nghiên cứu cụ thể. Song, giả thuyết được đặt ra là nguồn thức ăn dồi dào và sinh cảnh sống phù hợp đã kích thích sự phát triển của rắn lục, đặc biệt là ở các khu dân cư ven rừng, khu vườn rậm rạp.
TS Trường cho rằng, nọc độc của rắn lục không tác động lên hệ thần kinh mà thường tác động lên hệ tuần hoàn, gây rối loạn đông máu, sưng nề hoặc hoại tử. Đáng ngại hơn là một con rắn chết, thậm chí đầu rắn bị cắt rời vẫn có thể cắn và phóng nọc độc theo phản xạ đến 90 phút sau khi nó chết.
Khi bị rắn cắn, cần hạn chế vận động để tránh làm tăng nhanh quá trình tác động của nọc đến các phần khác của cơ thể, không nên rạch vết thương vì có thể làm mất máu cấp.
Vị chuyên gia này cũng khuyến cáo, không được ga-rô bằng dây cao su vì dễ gây hoại tử do thiếu máu cung cấp đến phần cơ thể dưới ga-rô. Không đắp các loại thuốc không rõ nguồn gốc, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được điều trị.
Các chuyên gia thu thập thông tin từ người dân Quảng Ngãi bị rắn lục đuôi đỏ cắn. Ảnh: Trí Tín.
Các chuyên gia cũng đặt giả thuyết, có thể đợt mưa lũ lịch sử năm 2013 đã đưa loài rắn này từ các đồi cao về khu vực đồng bằng trú ngụ. Đến mùa mưa năm nay, thời tiết thuận lợi giúp chúng sinh sản nhanh, đi tìm thức ăn vô tình "trùng khớp" gần sát các khu dân cư.
Thống kê của các bệnh viện khu vực miền Trung, hai tháng qua, ít nhất 400 người đã bị rắn lục đuôi đỏ cắn, may mắn chưa có trường hợp nào tử vong. Quảng Ngãi là địa phương có rắn lục đuôi đỏ xuất hiện nhiều bất thường, khoảng 150 người bị cắn nhập viện cấp cứu thời gian qua. Riêng huyện Mộ Đức của tỉnh này, trong tháng qua, chính quyền địa phương cùng người dân đã phát hiện, giết chết hơn 300 con rắn lục đuôi đỏ ở các khu dân cư.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Thái Bình giữ nguyên diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải
-
Tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nước sạch, đảm bảo vệ sinh
-
Cần Giờ sắp trở thành khu Ramsar thế giới
-
Rừng phòng hộ huyện Cần Giờ được đề cử thành khu Ramsar
-
Hồ thủy điện Đồng Nai 4 tiếp tục bị xâm hại
-
Hiện trạng rừng Việt Nam năm 2022
-
COP 15 và tham vọng về bảo tồn đa dạng sinh học trong thập kỷ tới
-
Độc đáo rừng nguyên sinh Rú Lịnh
-
WWF tiếp tục đồng hành với Việt Nam trong thập kỷ cơ hội của đa dạng sinh học
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
.jpg)
Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Quần thể 17 cây thuộc 05 loài trên địa bàn huyện đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị được các cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương tổ chức Lễ công nhận và gắn bia Cây Di sản Việt Nam vào sáng ngày 18/4/2025.
.jpg)