Tài nguyên - Thiên nhiên
Thành lập Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Phú Mỹ, Kiên Giang
(13:01:23 PM 17/01/2016)Tỉnh Kiên Giang đã phê duyệt dự án thành lập Khu bảo tồn loài-sinh cảnh. Phú Mỹ 2.700 ha. (Ảnh minh họa, nguồn: IE).
Theo đó, Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Phú Mỹ có diện tích khoảng 2.700 ha, trong đó vùng lõi là 940 ha và vùng đệm 1.760 ha. Trong khu bảo tồn có khu phục hồi sinh thái với diện tích hơn 111 ha, với các loài cây như tràm, năn ngọt, mồm mốc và cỏ bàng. Trong đó, khu bảo tồn chú trọng khôi phục phát triển cây cỏ bàng là loài thực vật đặc trưng của vùng dự án có giá trị sinh học, môi trường. Khu bảo tồn cũng kết hợp khai thác hợp lý cỏ bàng với diện tích hơn 822 ha, tạo nguồn nguyên liệu cho nghề đan lát truyền thống, góp phần giải quyết việc làm ổn định cho người dân địa phương.
Trên cơ sở thành lập Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Phú Mỹ, tỉnh Kiên Giang chỉ đạo các ngành chức năng điều tra, đánh giá lại số lượng cỏ bàng có khả năng khai thác và xây dựng kế hoạch, phương pháp, thời gian khai thác hợp lý, không làm cạn kiệt đồng cỏ bàng, giúp cỏ bàng tái tạo tự nhiên; xây dựng kế hoạch phát triển, nghiên cứu khoa học và chương trình, giải pháp phục hồi loài - sinh cảnh trong khu bảo tồn.
Tỉnh cũng yêu cầu ngành chức năng xây dựng chương trình phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững vùng đệm, chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho người dân sống quanh vùng dự án tham gia trồng cỏ bàng trên những vùng đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả nhằm nâng cao đời sống cư dân, phát triển nghề thủ công truyền thống, tăng thu nhập cho nông dân; tổ chức tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng của khu bảo tồn; vận động nhân dân tích cực tham gia bảo vệ, thực hiện các biện pháp ngăn chặn những hành vi xâm hại, gây ảnh hưởng tiêu cực, bất lợi đến khu bảo tồn.
Việc thành lập Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Phú Mỹ nhằm bảo tồn đa dạng sinh học ở vùng Tứ giác Long Xuyên, trong đó ưu tiên bảo tồn hệ sinh thái đồng cỏ bàng duy nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long và duy trì số lượng loài sếu đầu đỏ về đây mỗi năm. Ngoài giá trị về tính đa dạng sinh học, môi trường, khu bảo tồn này còn là cơ sở, điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái và phục vụ nghiên cứu khoa học; duy trì, đầu tư phát triển làng nghề đan lát truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Thái Bình giữ nguyên diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải
-
Tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nước sạch, đảm bảo vệ sinh
-
Cần Giờ sắp trở thành khu Ramsar thế giới
-
Rừng phòng hộ huyện Cần Giờ được đề cử thành khu Ramsar
-
Hồ thủy điện Đồng Nai 4 tiếp tục bị xâm hại
-
Hiện trạng rừng Việt Nam năm 2022
-
COP 15 và tham vọng về bảo tồn đa dạng sinh học trong thập kỷ tới
-
Độc đáo rừng nguyên sinh Rú Lịnh
-
WWF tiếp tục đồng hành với Việt Nam trong thập kỷ cơ hội của đa dạng sinh học
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
.jpg)
Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Quần thể 17 cây thuộc 05 loài trên địa bàn huyện đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị được các cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương tổ chức Lễ công nhận và gắn bia Cây Di sản Việt Nam vào sáng ngày 18/4/2025.
.jpg)