Tài nguyên - Thiên nhiên
Tham vấn báo cáo đánh giá điều kiện nền nghiên cứu thủy điện dòng chính sông Mê Công
(17:05:51 PM 26/11/2014)Dòng chính sông Mê Công- Ảnh: TL
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thái Lai cho biết: Mục tiêu “Nghiên cứu tác động của các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mê Công” là nhằm đánh giá các tác động tổng thể của việc xây dựng và vận hành thủy điện bậc thang lên hệ thống môi trường tự nhiên, kinh tế và xã hội ở các đồng bằng ngập lũ hạ lưu thuộc Việt Nam và Campuchia. Việc điều chính quy hoạch, quy mô và thiết kế của từng công trình và toàn bộ bậc thang thủy điện (nếu cần thiết), đảm bảo không gây các tác động bất lợi đáng kể xuống vùng hạ du; làm cơ sở cho các quốc gia thành viên Ủy hội Sông Mê Công quốc tế hợp tác phát triển bền vững tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan trong khu vực sông Mê Công.
Sau thời gian nghiên cứu 30 tháng, với phạm vi nghiên cứu rộng lớn gồm Đồng bằng ngập lũ Campuchia trên 5 triệu ha; Châu thổ Campuchia trên 930.000ha; Châu thổ Việt Nam gần 4 triệu ha. Các nhà khoa học đã đưa ra mối quan hệ giữa nguyên nhân và tác động trực tiếp, gián tiếp của thủy điện trên dòng chính sông Mê Công tới kinh tế, xã hội vùng hạ lưu. Cụ thể như sự thay đổi trong chế độ dòng chảy, chất lượng nước, tính kết nối của sông Mê Công sẽ ảnh hưởng như thế nào đến thành phần và kích thước của các loài thủy sản; hoạt động của vận tải thủy trên sông; những thay đổi về chế độ dòng chảy, phù sa cùng với xâm nhập mặn tác động tới nông nghiệp; những tác động ảnh hưởng đến đói nghèo khi sinh kế của người dân bị thay đổi...
Các nhà quản lý, khoa học và các chuyên gia trong và ngoài nước tham dự Hội thảo cho rằng: “Nghiên cứu tác động của các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mê Công” đã xây dựng thông tin, dữ liệu tương đối đầy đủ về khí tượng thủy văn, phù sa, sinh thái, giao thông thủy và điều kiện môi trường, tự nhiên, kinh tế - xã hội của lưu vực sông, trong đó có Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Đồng thời đánh giá định lượng tác động của các công trình thủy điện dòng chính dự kiến xây dựng ở hạ lưu vực sông Mê Công tới vùng hạ du. Bao gồm chế độ dòng chảy, vận chuyển phù sa, dinh dưỡng, đa dạng sinh học, chất lượng nước, khai thác thủy sản, hoạt động giao thông thủy...
Đây là một trong những dữ liệu quan trọng làm cơ sở cho các quốc gia thành viên Ủy hội Sông Mê Công quốc tế, hợp tác phát triển bền vững tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan trong khu vực sông Mê Công trong hiện tại và tương lai. Giúp cho việc điều chỉnh quy hoạch, quy mô và thiết kế của từng công trình và toàn bộ bậc thang thủy điện nếu xét thấy cần thiết, đảm bảo không gây các tác động bất lợi đáng kể xuống vùng hạ du.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Tham vấn báo cáo đánh giá điều kiện nền nghiên cứu thủy điện dòng chính sông Mê Công
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Thái Bình giữ nguyên diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải
-
Tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nước sạch, đảm bảo vệ sinh
-
Cần Giờ sắp trở thành khu Ramsar thế giới
-
Rừng phòng hộ huyện Cần Giờ được đề cử thành khu Ramsar
-
Hồ thủy điện Đồng Nai 4 tiếp tục bị xâm hại
-
Hiện trạng rừng Việt Nam năm 2022
-
COP 15 và tham vọng về bảo tồn đa dạng sinh học trong thập kỷ tới
-
Độc đáo rừng nguyên sinh Rú Lịnh
-
WWF tiếp tục đồng hành với Việt Nam trong thập kỷ cơ hội của đa dạng sinh học
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
.jpg)
Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Quần thể 17 cây thuộc 05 loài trên địa bàn huyện đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị được các cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương tổ chức Lễ công nhận và gắn bia Cây Di sản Việt Nam vào sáng ngày 18/4/2025.
.jpg)