Tài nguyên - Thiên nhiên
Sóc Trăng: Thu hồi đất lúa để... trồng lúa
(14:10:00 PM 03/12/2011)KCN Trần Đề sau nhiều lần điều chỉnh, hiện có diện tích 120ha thuộc 2 ấp Ngan Rô và Ngan Rô 1, thị trấn Trần Đề, phía tây giáp đường nam Sông Hậu, phía đông giáp khu dịch vụ cảng cá Trần Đề. Theo quy hoạch, KCN Trần Đề được bố trí sản xuất đa ngành: Chế biến nông sản, thủy sản, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, vật liệu xây dựng, sửa chữa tàu thuyền... Theo quy hoạch, 85% diện tích KCN Trần Đề dùng xây dựng nhà máy, còn lại là đường giao thông, cây xanh. Được chính thức phê duyệt vào đầu năm 2010, nguồn vốn dành cho bồi hoàn giải tỏa, tái định cư KCN này là hơn 120 tỉ đồng. Đây được cho là cách làm mới, hoàn thiện hạ tầng trước khi kêu gọi đầu tư.
Có đến 171 hộ dân bị thu hồi đất và chịu ảnh hưởng bởi KCN Trần Đề, rất nhiều hộ không còn đất sản xuất, không còn nhà ở. Ông Nguyễn Minh Hùng - ấp Ngan Rô 1, có hơn 1ha đất cùng nhà ở và vườn cây trái bị thu hồi hoàn toàn - cho biết: “Nhà nước bồi thường tổng cộng hơn 1,5 tỉ đồng, tính theo giá một gốc sơri chỉ 70.000 đồng; 1 công ruộng chỉ 80.000.000 đồng, trong khi ruộng bây giờ 100.000.000 đồng/công. Nhận tiền rồi, tôi không biết làm gì để sống nữa. Trước đây, ruộng lúa và hoa màu nuôi sống cả gia đình 10 khẩu, dù không giàu nhưng đủ ăn”.
Đầu năm 2011, người dân được thông báo nhận tiền bồi thường và giao đất để làm KCN. Song KCN đâu chẳng thấy, chỉ thấy những người có trách nhiệm cho người khác thuê lại để trồng lúa trong sự uất ức của người dân.
Những lão nông này sẽ làm gì khi ruộng đồng được dùng làm KCN? Ảnh: Nhật Hồ |
Thiếu minh bạch
Ông Nguyễn Văn Nhân có đất bị thu hồi, đã nhận tiền bồi thường và thấy Nhà nước chưa san lấp mặt bằng nên xin sạ lúa vụ đông xuân, nhưng cán bộ KCN Trần Đề dứt khoát không cho. Hơn 70ha đất đã thu hồi của dân được giao cho ông Sơn (một người dân) vào trồng lúa. Theo phản ánh, khi phát tiền Ban bồi thường “trừ đầu, trừ đuôi” có người mất hơn 10 triệu đồng. Ông Cô Văn Tửng bị trừ 7,3 triệu đồng; ông Nguyễn Minh Hùng bị trừ 17 triệu đồng; bà Thạch Thị Sà Phay bị trừ 10 triệu đồng... Ngoài các khoản trừ họ không hiểu là trừ vào việc gì ra, cán bộ ấp còn “chặn đầu” dân ngay tại ngân hàng để thu thủy lợi phí, tiền ủng hộ người nghèo, tiền hỗ trợ địa phương... với mức thấp nhất 500.000 đồng/người.
Ông Lê Hữu Danh - Bí thư Đảng ủy thị trấn Trần Đề - xác nhận việc trừ tiền của dân là có thật. Có người bị trừ 1 lần, có người bị trừ 2 lần. Để tìm hiểu thực hư việc trừ tiền dân, chúng tôi liên hệ với Hội đồng bồi thường KCN Trần Đề, nhưng cán bộ nơi đây nói lãnh đạo bận đi công tác vắng, không tiếp các nhà báo được.
Hiện tại, người dân tại đây ngăn cản không cho ông Sơn sản xuất lúa và tự sạ lúa xuống mảnh ruộng của mình dù đã nhận tiền đền bù, đồng thời liên tiếp khiếu nại đến các cấp chính quyền.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Thái Bình giữ nguyên diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải
-
Tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nước sạch, đảm bảo vệ sinh
-
Cần Giờ sắp trở thành khu Ramsar thế giới
-
Rừng phòng hộ huyện Cần Giờ được đề cử thành khu Ramsar
-
Hồ thủy điện Đồng Nai 4 tiếp tục bị xâm hại
-
Hiện trạng rừng Việt Nam năm 2022
-
COP 15 và tham vọng về bảo tồn đa dạng sinh học trong thập kỷ tới
-
Độc đáo rừng nguyên sinh Rú Lịnh
-
WWF tiếp tục đồng hành với Việt Nam trong thập kỷ cơ hội của đa dạng sinh học
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
.jpg)
Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Quần thể 17 cây thuộc 05 loài trên địa bàn huyện đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị được các cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương tổ chức Lễ công nhận và gắn bia Cây Di sản Việt Nam vào sáng ngày 18/4/2025.
.jpg)