Tài nguyên - Thiên nhiên
Quảng Ngãi cần làm rõ việc khai thác gỗ tại dự án hồ chứa nước Nước Trong
(07:49:45 AM 26/05/2015)
Theo quan sát của phóng viên, các đối tượng tham gia khai thác điều động cả xe múc, xe kéo, xe tải để “tuồn” gỗ ra ngoài. Ông Hồ Văn Tấn, thôn Nước Biết, xã Trà Thọ, huyện Tây Trà cho biết: Họ khai thác hơn 1 tháng rồi, chở mấy chục xe rồi. Không chỉ riêng ông Tấn mà hầu hết người dân địa phương đều ngạc nhiên khi sự bình yên của rừng không còn nữa. Ông Hồ Văn Long, thôn Tre, xã Trà Thọ tức giận: Tôi hay đi qua con đường này, thấy họ chở gỗ rất nhiều mà không biết ai cho phép khai thác.
Hàng chục máy cưa liên tục gầm rú hạ gỗ ngay sát khu vực dân cư sinh sống ngày này qua ngày khác mà vẫn không thấy chính quyền can thiệp. Theo người dân sống ở khu vực này, hầu hết gỗ bị khai thác thuộc loại gỗ quý hoặc gỗ có giá trị cao như chò, sơn mộc, ké...Ngay đường dẫn vào thôn Tre, cứ vài chục mét là có bãi gỗ lớn với hàng chục cây gỗ nằm ngổn ngang ven đường. Hầu hết những cây gỗ này có đường kính từ 80 – 100 cm những vết cưa còn mới và hoàn toàn không có dấu búa của lực lượng kiểm lâm.
Đem những hình ảnh phóng viên chụp và ghi hình để lãnh đạo xã Trà Thọ xem thì ông Tiêu Viết Phương, Phó Chủ tịch UBND xã Trà Thọ, huyện Tây Trà lý giải: Khu vực đang khai thác thuộc phần diện tích đất rừng thu hồi của dự án hợp phần di dân tái định cư hồ chứa nước Nước Trong. Trong phương án đền bù ghi rõ là gỗ tạp nhưng trên thực tế không phải như thế. Ban quản lý dự án cũng đã quy hoạch, đền bù, bồi thường từ năm 2008 đến nay. Theo quy định thì chỉ được thu hồi đất của các hộ dân chứ không ai có quyền đưa ra quy định khai thác gỗ. Theo ông Phương, việc “tận thu” những cây gỗ này xã có biết và khi đi kiểm tra còn phát hiện có những vị trí không thuộc phần thu hồi (nằm dọc suối) nhưng đối tượng này vẫn khai thác. Ông Phương cũng thừa nhận, do công tác quản lý lỏng lẻo nên xã đã “vô tình” ký vào biên bản thống kê số gỗ trên (biên bản ghi rõ là gỗ tạp). Vì vậy, số gỗ này mới được thản nhiên vận chuyển ra khỏi địa phương.
Ông Hoàng Anh Ngọc, Chủ tịch UBND huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi cho biết: Huyện sẽ chỉ đạo xã và các ngành chức năng xuống địa bàn trực tiếp kiểm tra, làm rõ vụ việc. “Huyện không có chủ trương về khai thác số gỗ này. Quan điểm của huyện là giữ và bảo vệ rừng. Là gỗ tạp thì cũng phải bảo vệ”- ông Ngọc nhấn mạnh. Ông Ngọc cũng khẳng định, ông chưa hề ký một văn bản nào cho phép vận chuyển các xe gỗ này ra khỏi địa phương cả (gỗ muốn hợp thức hóa thì phải có dấu đỏ của Chủ tịch UBND huyện).
Đã đến lúc tỉnh Quảng Ngãi cần phải làm rõ những sai phạm trong vụ việc này để trấn an người dân cũng như giữ lại diện tích rừng chưa bị khai thác trái phép.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Thái Bình giữ nguyên diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải
-
Tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nước sạch, đảm bảo vệ sinh
-
Cần Giờ sắp trở thành khu Ramsar thế giới
-
Rừng phòng hộ huyện Cần Giờ được đề cử thành khu Ramsar
-
Hồ thủy điện Đồng Nai 4 tiếp tục bị xâm hại
-
Hiện trạng rừng Việt Nam năm 2022
-
COP 15 và tham vọng về bảo tồn đa dạng sinh học trong thập kỷ tới
-
Độc đáo rừng nguyên sinh Rú Lịnh
-
WWF tiếp tục đồng hành với Việt Nam trong thập kỷ cơ hội của đa dạng sinh học
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
.jpg)
Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Quần thể 17 cây thuộc 05 loài trên địa bàn huyện đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị được các cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương tổ chức Lễ công nhận và gắn bia Cây Di sản Việt Nam vào sáng ngày 18/4/2025.
.jpg)