Tài nguyên - Thiên nhiên
Đắk Nông: Nạn phá rừng tăng đột biến
(09:09:44 AM 18/10/2015)So với năm 2014, số vụ phá rừng tăng 35 vụ (14%), diện tích rừng bị mất tăng gấp 2,4 lần. Các địa phương bị mất rừng nhiều là thị xã Gia Nghĩa, huyện Đắk Song và huyện Đắk Glong.
Nạn phá rừng tăng đột biến- Ảnh: TL
Cụ thể, thị xã Gia Nghĩa mất 130 ha, huyện Đắk Glong mất 65,8 ha, huyện Đắk Song mất 35,8 ha, các huyện khác mất từ 0,1 ha đến 22,3 ha. Những điểm nóng phá rừng bao gồm: khu vực rừng thông thuộc Bản Đắk Lép, xã Nâm N'Jang, huyện Đắk Song; các tiểu khu thuộc công ty TNHH Gia Nghĩa quản lý: 1705, 1691 (xã Quảng Thành, thị xã Gia Nghĩa), tiểu khu 1685, 1697 (xã Đắk Ha, huyện Đắk Glong)... Đối với các vụ phá rừng, lực lượng Kiểm lâm các huyện, thị xã đã lập hồ sơ xử lý. Đến nay, các cơ quan chức năng đã xử lý hành chính 157 vụ/40,2 ha, xử lý hình sự 60 vụ/134,6 ha.
Theo đánh giá của lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Nông, tình hình phá rừng năm nay diễn biến phức tạp, gia tăng đột biến, đặc biệt là tại thị xã Gia Nghĩa. Tình trạng phá rừng năm nay khác những năm trước, lâm tặc phá rừng có tổ chức, nhiều người tham gia và phá rừng với diện tích lớn; các đối tượng phá rừng rất manh động, sẵn sàng chống người thi hành công vụ, xô xát gây thương tích cho cán bộ quản lý, bảo vệ rừng.
Theo ông Nguyễn Ngọc Tài, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Nông: nguyên nhân do chủ rừng không đủ năng lực bảo vệ rừng, buông lỏng quản lý, chưa có sự chủ động phối hợp với lực lượng chức năng của địa phương trong công tác bảo vệ rừng dẫn đến việc rừng bị phá với diện tích lớn mà không có biện pháp ngăn chặn. Các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng chưa nghiêm, hiệu quả chưa cao; chế tài xử lý chưa đủ sức răn đe. Ngoài ra, một bộ phận cán bộ làm công tác quản lý bảo vệ rừng có biểu hiện tiêu cực, thoái hóa biến chất, ngại va chạm hoặc bao che, tiếp tay cho các đối tượng chặt phá rừng, khai thác lâm sản trái phép, ông Tài cho biết thêm.
Cũng theo ông Tài, thời gian tới, lực lượng Kiểm lâm tỉnh Đắk Nông sẽ phối hợp chặt chẽ với UBND huyện và các ngành chức năng giải tỏa, thu hồi triệt để diện tích đất do phá rừng mà có, giao lại cho các đơn vị chủ rừng khắc phục hậu quả không để tái chiếm. Lực lượng Kiểm lâm sẽ phối hợp với Công an, Quân đội bố trí lực lượng tăng cường kiểm tra, truy quét, kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn tình trạng phá rừng trái pháp luật. Tại các khu vực điểm nóng, các ngành chức năng sẽ cắm chốt, trực trạm 24/24, tuần tra, kiểm tra để ngăn chặn kịp thời các hành vi phá rừng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Thái Bình giữ nguyên diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải
-
Tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nước sạch, đảm bảo vệ sinh
-
Cần Giờ sắp trở thành khu Ramsar thế giới
-
Rừng phòng hộ huyện Cần Giờ được đề cử thành khu Ramsar
-
Hồ thủy điện Đồng Nai 4 tiếp tục bị xâm hại
-
Hiện trạng rừng Việt Nam năm 2022
-
COP 15 và tham vọng về bảo tồn đa dạng sinh học trong thập kỷ tới
-
Độc đáo rừng nguyên sinh Rú Lịnh
-
WWF tiếp tục đồng hành với Việt Nam trong thập kỷ cơ hội của đa dạng sinh học
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
.jpg)
Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Quần thể 17 cây thuộc 05 loài trên địa bàn huyện đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị được các cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương tổ chức Lễ công nhận và gắn bia Cây Di sản Việt Nam vào sáng ngày 18/4/2025.
.jpg)