Công nghệ xanh » Sản phẩm mới
Thứ năm, 03/04/2025, 17:45:19 PM (GMT+7)
Nghiên cứu ra hợp chất mới giúp biến CO2 thành năng lượng sạch
(17:03:36 PM 02/08/2017)(Tin Môi Trường) - Các nhà khoa học vừa nghiên cứu ra một hợp chất có khả năng biến carbon dioxide (CO2) thành carbon monoxide (CO), chất tiền đề để tạo ra một loại năng lượng sạch, mà không tạo ra những phụ phẩm thừa.
>> Thêm 8 cây cổ thụ ở ngoại thành Hà Nội lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam >> Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân >> Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam >> 4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp >> Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
Ảnh minh hoạ: IE
Trong nghiên cứu đăng trên tạp chí Science Advances, chất này được miêu tả có cấu trúc hỗn hợp kim loại và hữu cơ, rỗ như bọt biển và trong như pha lê. Khi tiếp xúc với ánh sáng nhìn thấy được, chất này có thể chuyển CO2 thành CO. Sau đó CO có thể được chuyển thành nhiên liệu lỏng, chất dung môi và các sản phẩm có ích khác.
Có nhiều phương pháp để khử CO2 thành CO, nhưng các phương pháp trước đây đều tạo ra những phụ phẩm khó xử lý như H2 hay metan (CH4). Do đó, nghiên cứu này đánh dấu bước tiến quan trọng trong công nghệ sản xuất ra nhiên liệu và những sản phẩm giàu năng lượng khác, sử dụng chất xúc tác là năng lượng Mặt Trời, đồng thời có thể giúp giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính mà không tạo ra các phụ phẩm.
Nghiên cứu do Phòng thí nghiệm Berkeley của Bộ Năng lượng Mỹ ở Bắc California và Đại học Công nghệ Nanyang (NTU) của Singapore hợp tác tiến hành. Tại Phòng thí nghiệm Berkeley, các nhà khoa học đã phân rã các tiền chất của nickel trong dung dịch trimethylene glycol (C6H14O4) rồi chiếu tia lase hồng ngoại không tập trung vào dung dịch này. Điều này kích thích chuỗi phản ứng dây truyền trong dung dịch khi kim loại trong dung dịch hấp thụ ánh sáng. Phản ứng hình thành lên một chất hỗn hợp kim loại và hữu cơ. Đặc biệt, chất hỗn hợp này sẽ thay đổi nếu thay đổi bước sóng của tia hồng ngoại, do đó đây được gọi là phản ứng kích hoạt bằng ánh sáng. Trong khi đó, tại NTU, chất hỗn hợp được đưa thử vào một bình ga chứa đầy CO2. Với các phương pháp đo hiện đại, các nhà khoa học cho biết trong mỗi giờ ở nhiệt độ bình thường, mỗi gram chất hỗn hợp có khả năng sản xuất 400 ml CO.
Phát hiện này được cho là một sáng kiến nhằm tạo ra những nguồn năng lượng thay thế cho các loại nhiên liệu hóa thạch, đồng thời giúp giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính - nguyên nhân gây ra tình trạng nóng lên toàn cầu.
TTXVN
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học
-
Bkav ra mắt bộ giải pháp tổng thể phòng chống hacker và virus mã hoá tống tiền - Bkav SOC 2.0
-
Australia lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới
-
Bkav đạt chứng chỉ quốc tế AV-Test
-
Nghiên cứu thành công sơn phản xạ nhiệt nano chống nóng cho các công trình ngoài trời
-
Ra mắt mẫu quần áo hiệu chỉnh nhiệt độ bằng năng lượng Mặt Trời
-
Bkav ra mắt Bkav Pro 2024 định hướng mở rộng thị trường toàn cầu
-
Siemens Việt Nam và AIT tổ chức Lễ ra mắt tủ điện SIVACON S4 và Tọa đàm về Phát triển bền vững và Net Zero Carbon
-
Bkav ra mắt Bộ phần mềm an ninh không gian mạng Bkav Pro Edu bảo vệ trẻ em sử dụng Internet
Bài viết mới:
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên (20/02/2025)

Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim
(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.

Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn
(Tin Môi Trường) - Ngày 26-11, 130 nhà khoa học đến từ 14 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã về TP Quy Nhơn (Bình Định) tham dự hội nghị quốc tế lần thứ 4 về khoa học trái đất và môi trường.

Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'
(Tin Môi Trường) - Một thời, các loại ống hút làm từ tre, cỏ bàng, tinh bột, giấy... được nhiều người lựa chọn theo xu hướng sống thân thiện với môi trường. Hiện nay, dù không còn là trào lưu thời thượng, các sản phẩm 'xanh' này vẫn có thị trường riêng.
.jpg)