Công nghệ xanh » Phát minh - Sáng chế
Cá mập thích tấn công đàn ông hơn phụ nữ 
(09:00:25 AM 06/09/2014)
Nam giới chiếm đến 84% số lượng nạn nhân trong những vụ vô tình bị cá mập tấn công. Ảnh: Alamy
Đây là một phát hiện trong công trình nghiên cứu của Phó giáo sư Daryl McPhee, Đại học Bond ở Queensland, đăng trên tạp chí quốc tế Coastal Management, theo báo Telegraph ngày 4/9. "Thời gian tắm biển của đàn ông lâu hơn phụ nữ nên họ dễ trở thành con mồi hơn", ông McPhee lí giải.
Nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu toàn diện về những vụ cá mập tấn công và tử vong vì cá mập cắn trong 3 thập kỷ đến năm 2011. Họ ghi nhận những vụ tấn công tăng gấp 3 lần và Australia là nước có nhiều nạn nhân thiệt mạng nhất. Hơn 170 trường hợp cá mập cắn xảy ra tại Australia (32 người tử vong) so với 132 trường hợp ở Nam Phi (28 người chết) và 769 trường hợp ở Mỹ (chỉ 25 người thiệt mạng).
Ông McPhee lý giải trường hợp nước Mỹ với số vụ cá mập tấn công người cao nhất nhưng tỷ lệ tử vong thấp nhất vì phần lớn cá mập tại vùng này là cá mập nhỏ và báo chí Mỹ thường xuyên đưa tin về các tai nạn cá mập cắn. "Trong khi đó, rất nhiều cá mập trắng, cá mập bò và cá nhám hổ xuất hiện tại những vùng biển xung quanh Australia". Cá mập trắng là thủ phạm chính trong những vụ tấn công trên toàn thế giới.
Ngoài ra, việc những con mồi tự nhiên của cá mập như hải cẩu New Zealand ngày càng phát triển tại vùng biển gần New Zealand có thể thu hút những hung thần đại dương.
Nghiên cứu của phó giáo sư McPhee phân chia ra hai trường hợp "vô tình bị tấn công" và "cố ý bị tấn công". Ông lý giải về trường hợp thứ hai rằng "một số người có hành động chọc giận loài cá mập, hoặc họ cho tay vào miệng cá để lấy lưỡi câu ra, thậm chí nhảy lên lưng con cá để cưỡi nó. Họ xứng đáng nhận Giải thưởng Darwin (một giải thưởng truy tặng những người qua đời vì các lý do không đáng)".
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim
-
Quái thú “mặt quỷ” hiện nguyên hình giữa lòng sông
-
Quái vật thế giới chưa từng biết lộ diện ở Đồi Bồ Câu
-
Quái thú 1 tấn từ "trên trời rơi xuống" khiến giới khoa học bối rối
-
"Vua quái vật" cắt đứt đôi thủy quái dài 6 m
-
Phát hiện quái thú “Rồng Quý Châu” dài 6 m
-
Quái thú dài 20 m "hiện hình" sau 90 triệu năm tuyệt tích
-
Phát hiện hóa thạch sinh vật lạ to bằng sân bóng rổ
-
Phát hiện hóa thạch chuồn chuồn 200 triệu tuổi y hệt loài hiện đại
Bài viết mới:
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên (20/02/2025)

Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn
(Tin Môi Trường) - Ngày 26-11, 130 nhà khoa học đến từ 14 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã về TP Quy Nhơn (Bình Định) tham dự hội nghị quốc tế lần thứ 4 về khoa học trái đất và môi trường.

Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'
(Tin Môi Trường) - Một thời, các loại ống hút làm từ tre, cỏ bàng, tinh bột, giấy... được nhiều người lựa chọn theo xu hướng sống thân thiện với môi trường. Hiện nay, dù không còn là trào lưu thời thượng, các sản phẩm 'xanh' này vẫn có thị trường riêng.

Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học
(Tin Môi Trường) - Theo ghi nhận của các chuyên gia Bkav, lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng, kẻ xấu giả danh cán bộ ngân hàng vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.
.jpg)