Môi trường » Nước
Nhân Ngày nước thế giới (22/3): Quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng
(15:47:28 PM 19/03/2014)Tuy vậy, bản chất của sự tham gia của cộng đồng trong quản lý nước có sự khác biệt tương ứng với điều kiện kinh tế-xã hội, môi trường thể chế chính trị và tổ chức xã hội của đất nước ở từng giai đoạn khác nhau.
Ảnh: IE
* Xu hướng xã hội hóa
Theo kết luận của nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm Bảo vệ Con người và Thiên nhiên Việt Nam (PanNature), kể từ khi nước ta bắt đầu quá trình chuyển đổi kinh tế (quá trình đổi mới) vào năm 1986, Chính phủ đã liên tục đề cao sự tham gia và đóng góp của cộng đồng và các ngành trong mọi lĩnh vực phát triển của đất nước. Kể cả khai thác, sử dụng, xử lý, cung cấp và bảo vệ nguồn nước. Điều này được biết đến dưới khái niệm “xã hội hóa” như là một phương châm hành động, với khẩu hiệu “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Nhưng vấn đề chuyển giao đầy đủ trách nhiệm quản lý nước cho cộng đồng thì vẫn chưa được xem xét thấu đáo.
Quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng được chính thức đề xuất trong Chiến lược Quốc gia về Tài nguyên nước đến năm 2020, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định 81 ngày 14/4/2006. Chiến lược này nhìn nhận sự tham gia của cộng đồng là một biện pháp chính đảm bảo việc quản lý và sử dụng tài nguyên nước bền vững. Trong đó đã nhấn mạnh về huy động sự tham gia của người dân, nhằm bảo vệ tài nguyên nước, nhất là ở các thành phố lớn, vùng đông dân cư và các vùng đang bị ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng; xây dựng các cơ chế phù hợp huy động khả năng của cộng đồng trở thành những người hỗ trợ chính cho việc giám sát và bảo vệ nguồn nước, ngăn chặn các hành vi tiêu cực làm cho nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái; tăng cường sự tham gia của các tổ chức và cá nhân trong quá trình lập kế hoạch, kiểm tra và giám sát việc thực hiện những kế hoạch lưu vực sông và dự án về tài nguyên nước.
Gần đây, Chính phủ đã cho thực hiện một số thay đổi có tính chiến lược để chuyển giao quyền quản lý thủy lợi cho các công ty thủy nông, nhóm những người sử dụng nước ở cơ sở. Vì vậy, nhiều loại thể chế cộng đồng về quản lý và cung cấp nước đã nổi lên. Với xu hướng “xã hội dân sự” đang phát triển, sẽ có nhiều tổ chức cộng đồng hơn ra đời trong tương lai gần, chắc chắn xu hướng này sẽ thúc đẩy mạnh mẽ các cộng đồng tham gia vào các hoạt động quản trị xã hội và quản lý tài nguyên. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về thực hiện Chương trình nước sạch, cộng đồng địa phương đã đóng góp tới 44% tổng đầu tư cho Chương trình này.
* Nước là một loại hàng hóa
Sự phát triển của các mô hình tiên tiến về quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng (coi tài nguyên nước là một loại hàng hóa), là quá trình thích nghi đáp ứng với sự thay đổi ngày càng tăng của nền kinh tế, định hướng theo cơ chế thị trường. Trong đó nước là một nguồn tài nguyên có giới hạn, được chấp thuận rộng rãi như là một loại hàng hóa thương mại, phục vụ cho mục đích tưới tiêu thủy lợi, phát điện và cung cấp cho sinh hoạt.
Việt Nam bắt đầu áp dụng phương pháp quản lý thủy lợi có sự tham gia của cộng đồng từ những năm 1990, sau khi Chính phủ chính thức quyết định chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp cho các hộ gia đình, thông qua chính sách “Khoán 10”. Quản lý thủy lợi có sự tham gia của cộng đồng là phương pháp hiệu quả quản lý tài nguyên nước, bởi cộng đồng cùng hưởng lợi sẽ tham gia với tư cách là người sử dụng nước, người quản lý và bảo vệ nguồn nước, nhất là đối với các hệ thống tưới tiêu quy mô nhỏ. Cụ thể như ở Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Bình Định...Về mặt thể chế tổ chức, có 3 mô hình quản lý thủy lợi có sự tham gia của cộng đồng là tổ chức nông dân và nhà nước cùng quản lý; chia sẻ quản lý giữa tổ chức nông dân và một tổ chức có liên quan đến nhà nước; mô hình tổ chức cộng đồng tự quản lý.
Đơn cử như mô hình chia sẻ quản lý giữa tổ chức nông dân và một tổ chức có liên quan đến nhà nước được thực hiện tại xã Sơn Nam, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Ở xã này, các đội thủy lợi và tổ chức cộng đồng phối hợp với Hợp tác xã nông-lâm nghiệp để cung cấp dịch vụ thủy lợi cho các hộ gia đình có nhu cầu dùng nước. Hợp tác xã sở hữu và trực tiếp quản lý các công trình thủy lợi tại địa phương, bao gồm các tuyến kênh mương, trạm bơm nước và cung cấp dịch vụ thủy lợi. Hợp tác xã này hoạt động độc lập với công ty thủy nông, thông qua cơ chế tự chủ tài chính. Khoảng 80% phí thủy lợi thu được dùng để duy tu kênh mương nội đồng, 20% còn lại chi phí hành chính của hợp tác xã. Mặc dù hợp tác xã chịu trách nhiệm quản lý chung tất cả các công trình tưới tiêu, nhưng các hộ gia đình sử dụng nước cũng được giao thực hiện các nhiệm vụ quản lý cụ thể. Họ được yêu cầu trông coi và bảo vệ các công trình tưới tiêu nội đồng, dẫn được vào ra theo lịch mùa vụ của địa phương. Cách làm này đảm bảo các công trình được duy tu, sửa chữa kịp thời, tránh lãng phí nguồn nước.
Tuy các mô hình quản lý tài nguyên nước có sự tham gia của cộng đồng đã chứng minh được những thành công ở cấp cơ sở. Nhưng khả năng mở rộng áp dụng và phát triển ở tầm quốc gia vẫn còn hạn hẹp, do có nhiều rào cản và khó khăn về thể chế, quản lý và kỹ thuật trong khi thực hiện. Về mặt pháp lý, tài nguyên nước ở nước ta hiện do nhà nước sở hữu và quản lý. Nghĩa vụ bảo vệ tài nguyên nước lại được chỉ định cho tất cả mọi cá nhân và tổ chức. Quyền ra quyết định đối với tài nguyên này ở cấp cơ sở thuộc về các công ty cấp nước, xí nghiệp thủy nông và các ban quản lý rừng đầu nguồn, hồ chứa, đập thủy lợi...
Chính vì vậy, việc đẩy mạnh sự tham gia của cộng đồng trong quản lý tài nguyên nước, đồng nghĩa với việc tăng cường quá trình phi tập trung hóa (hay phân cấp) quản lý xuống cơ sở. Điều trước tiên là nâng cao nhận thức cho đội ngũ xây dựng chính sách và ra quyết định, lập kế hoạch về tầm quan trọng của quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng. Mặt khác khuyến khích chính quyền địa phương hỗ trợ các sáng kiến quản lý tài nguyên nước có sự tham gia của cộng đồng, thông qua các lớp đào tạo, tập huấn, hội thảo, tư vấn và tham quan học tập các mô hình tiêu biểu...
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
-
Cá chết nổi dày đặc hồ sinh thái Bàu Sen ở Bình Định
-
Vụ gần 200 tấn cá chết: Chuyện gì xảy ra ở hồ Sông Mây?
-
Thành phố Hồ Chí Minh vẫn loay hoay chống ngập
-
Công bố chương trình bảo tồn nguồn nước tại 3 lưu vực sông quan trọng
-
Công trình hồ chứa Sông Cái phát huy vai trò rất lớn trong quản lý tài nguyên nước tại NinhThuận
-
Ngày Nước Thế giới năm 2022 có chủ đề “Nước ngầm - Biến nguồn tài nguyên vô hình thành hữu hình”
-
Cảnh báo từ sông Mê Kông
-
Vĩnh Phúc: Ngang nhiên đổ đất, lấn chiếm hồ ở thành phố Phúc Yên
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
(Tin Môi Trường) - Thành phố Đồng Xoài treo thưởng tiền cho người nào tìm, cung cấp thông tin xác định thủ phạm gây ra mùi hôi thời gian qua.

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
.jpg)
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Thêm 8 cây cổ thụ ở ngoại thành Hà Nội lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Dưới sự chủ trì của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh, Hội đồng Cây Di sản Việt Nam vừa họp, xét công nhận thêm 8 cây cổ thụ vùng ven thành phố Hà Nội đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam.
.jpg)