Môi trường » Nước
Nghệ thuật từ nước sông ô nhiễm
(12:43:26 PM 06/04/2012)“Nước sông Tô Lịch bẩn và có mùi thế nào thì nhiều người đã biết rồi. Vì thế, tôi đã mua sẵn vài trăm chiếc khẩu trang cho khách xem”, nghệ sĩ Trần Trọng Linh nói về triển lãm của mình.
Trở về Việt Nam mỗi năm một đến hai tháng, Trần Trọng Linh không quên sáng tác trên những chất liệu sống của quê hương. Lần này, nghệ sĩ hiện đang sống tại Genève (Thụy Sĩ) sử dụng nước sông Tô Lịch đen “đặc thù”, che giấu những rác rưởi đủ loại trong lòng nó để gợi ra vấn đề môi trường dưới tác động của nhiều thói quen xấu.
Qua triển lãm Thương thuyết của Linh thì rác rưởi đủ chất liệu, kiểu dáng được phô bày. Nước thải của chính dòng sông này với những vật dụng phổ thông như bàn ghế, đồ chơi trẻ em đủ loại… đóng băng thành các khối nước đá đen đầy tạp chất. Triển lãm trưng bày 7 khối đá như thế, mỗi khối có thể tích ba mét khối với kích thước 1×1×3 m. Quá trình tan chảy của các khối băng trên dự kiến trong khoảng 3 ngày, được quay phim, ghi hình để thành một tác phẩm video art.
|
“Các khối đá làm công việc của nhà điêu khắc”, nghệ sĩ Trần Trọng Linh cho biết, “Còn người xem tự cảm nhận để hiểu hơn về những thói quen xấu trong sinh hoạt của mình”.
Bên cạnh thói quen xả rác thải bừa bãi mọi lúc mọi nơi, có một “tật xấu” mà Linh rất muốn qua triển lãm này, thuyết phục mọi người từ bỏ. Đó là việc công chúng thường rất “lười” xem đi xem lại một tác phẩm nghệ thuật. Nhưng với quá trình băng đá tự làm điêu khắc cho chính nó này, khán giả muốn thưởng thức nghệ thuật phải qua lại nhiều lần dùng khẩu trang. Bản thân Linh, khi làm triển lãm cũng làm “tan chảy” một số quan điểm về cách làm nghệ thuật thông thường.
“Mọi người vẫn cho rằng nghệ sĩ phải tự tay làm nhiều việc. Nhưng tôi không nghĩ thế. Đã từ nhiều năm nay, trong quá trình sáng tác ở nước ngoài, tôi chỉ là người viết dự án. Phần chế tác hoàn toàn có thể thuê những người giỏi làm. Chẳng hạn, với một dự án nghệ thuật để mọi người cảm nhận sự đổ vỡ của chiến tranh, tôi lên chương trình để các ê kíp kỹ thuật về chất nổ làm việc.
Hai mươi bốn con mannequin được gắn kíp nổ ở các vị trí khác nhau trên thân, hẹn nổ ở những điểm thời gian khác nhau trong ngày. Khi nổ, những mảnh vỡ thân chúng văng ra. Việc thực hiện tác phẩm hoàn toàn do nhóm kỹ thuật, nghệ sĩ chỉ là người lên ý tưởng, lên chương trình”, Linh cho biết.
Cũng với cách làm này, nhiều nhóm đã chung tay với Linh trong quá trình thực hiện tác phẩm Thương thuyết gồm: nhóm lắp ráp, nhóm hút nước sông Tô Lịch, nhóm quay phim, nhóm chụp ảnh, nhóm đóng băng nước, nhóm xử lý đồ vật đóng băng…
Chỉ có điều, nếu như kỹ thuật do những nhóm chế tác cụ thể đảm nhiệm, hiệu quả điêu khắc do băng tan chảy tạo ra thì ý tưởng cảnh báo về những thói quen xấu vẫn là của Linh. Cảm nhận tác phẩm như thế nào là quyền của từng người xem, nhưng theo Linh quan niệm thì qua sự tan chảy của dòng nước ô nhiễm, người xem phải chợt giật mình.
Các khối đá làm công việc của nhà điêu khắc. Còn người xem tự cảm nhận để hiểu hơn về những thói quen xấu trong sinh hoạt của mình
Nghệ sĩ Trần Trọng Linh
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
-
Cá chết nổi dày đặc hồ sinh thái Bàu Sen ở Bình Định
-
Vụ gần 200 tấn cá chết: Chuyện gì xảy ra ở hồ Sông Mây?
-
Thành phố Hồ Chí Minh vẫn loay hoay chống ngập
-
Công bố chương trình bảo tồn nguồn nước tại 3 lưu vực sông quan trọng
-
Công trình hồ chứa Sông Cái phát huy vai trò rất lớn trong quản lý tài nguyên nước tại NinhThuận
-
Ngày Nước Thế giới năm 2022 có chủ đề “Nước ngầm - Biến nguồn tài nguyên vô hình thành hữu hình”
-
Cảnh báo từ sông Mê Kông
-
Vĩnh Phúc: Ngang nhiên đổ đất, lấn chiếm hồ ở thành phố Phúc Yên
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
(Tin Môi Trường) - Thành phố Đồng Xoài treo thưởng tiền cho người nào tìm, cung cấp thông tin xác định thủ phạm gây ra mùi hôi thời gian qua.

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
.jpg)
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Thêm 8 cây cổ thụ ở ngoại thành Hà Nội lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Dưới sự chủ trì của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh, Hội đồng Cây Di sản Việt Nam vừa họp, xét công nhận thêm 8 cây cổ thụ vùng ven thành phố Hà Nội đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam.
.jpg)