Môi trường » Nước
Mất hàng trăm tỉ đồng do hạn
(19:45:50 PM 13/04/2015)Theo đánh giá của các cơ quan khí tượng thủy văn, đợt nắng hạn kéo dài từ năm 2014 đến nay là chưa từng có trong hơn 20 năm qua ở Ninh Thuận và Bình Thuận. Tổng thiệt hại trong nông nghiệp đến thời điểm này ở Ninh Thuận đã xấp xỉ 140 tỉ đồng, Bình Thuận ít hơn nhưng cũng mất hàng chục tỉ.
Hàng chục ngàn người đang thiếu nước
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh Ninh Thuận, hiện có trên 4.000 hộ với gần 20.000 nhân khẩu thiếu nước sinh hoạt. Các xã Phước Trung (huyện bác Ái), Nhơn Sơn, Mỹ Sơn (huyện Ninh Sơn), Nhơn Hải, Vĩnh Hải (huyện Ninh Hải), Phước Nam (huyện Thuận Nam)... là những địa phương thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng nhất và ngày càng gay gắt.
Cây trồng ở tỉnh Ninh Thuận đang thiếu nước nghiêm trọng
Trong vụ đông xuân 2014-2015, tổng diện tích ngừng sản xuất do thiếu nước tưới là 6.100 ha. Trong đó, trên 3.200 ha lúa, 2.900 ha hoa màu, thiệt hại hơn 30.000 tấn lương thực. Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện có trên 50 ha lúa thiệt hại 100%, 135 ha cây màu giảm 50% năng suất; trên 80 ha nho, táo bị mất trắng hoặc giảm năng suất 50%; trên 1.100 ha mía thiệt hại từ 40%-70%.
Thiếu nước uống, thức ăn khiến đàn gia súc suy kiệt trầm trọng. Ba tháng qua, đã có hơn 350 gia súc chết, trong đó dê, cừu khoảng 300 con; còn lại là trâu, bò. Nắng hạn gay gắt cũng làm cháy trên 10 ha rừng trồng, chủ yếu ở 2 huyện miền núi Ninh Sơn, Bác Ái.
Theo báo cáo nhanh của các cơ quan chức năng tỉnh Bình Thuận, nắng hạn gay gắt từ đầu tháng 7-2014 đến nay đã làm thiệt hại ít nhất 1.400 ha lúa và hoa màu ở các huyện Bắc Bình, Hàm Tân, Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc. Trong đó, diện tích mất trắng chiếm khoảng 25%, còn lại thiệt hại từ 30%-70%. Riêng vụ đông xuân này, tổng diện tích lúa dự kiến khoảng 33.000 ha nhưng chỉ có 25.000 ha được gieo trồng, giảm khoảng 8.000 ha do thiếu nước. Tình trạng gia súc chết do thiếu nước, thiếu thức ăn đã xuất hiện ở nhiều địa phương.
Người lay lắt, cây khô quắt
Những ngày đầu tháng này, chúng tôi về xã Phước Trung, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận để “mục sở thị” nạn hạn hán khủng khiếp ở địa phương này. Dọc đường, hàng trăm ha ruộng lúa bị nứt nẻ, xơ xác. Các tuyến kênh mương nội đồng đều cạn kiệt nước.
Từ sáng sớm, đã có hàng chục phụ nữ, trẻ em cầm can nhựa, xô, thùng đến các bể chứa nước công cộng trong thôn để tranh thủ lấy nước sinh hoạt. Đây là nguồn nước được tỉnh hỗ trợ, chuyển từ miền xuôi lên. Ông Trương Quý Dương, Chủ tịch UBND xã Phước Trung, cho biết nhiều tháng qua, hơn 1.000 nhân khẩu của địa phương phải chạy đôn chạy đáo mua nước sinh hoạt. Người có tiền thì mua được nước sạch, những gia đình nghèo phải sử dụng nước ao tù. May mà tỉnh đã trợ giúp mỗi ngày 4 xe bồn khoảng 100 m3, nếu không bà con chẳng biết sống ra sao!
Từ các huyện miền núi Bác Ái, Ninh Sơn ngược về các huyện biển Ninh Hải, Thuận Nam, đâu đâu cũng nghe người ta bàn chuyện gom nước chống hạn. Những vùng xa trung tâm huyện lỵ, việc có được một thùng nước để uống trong những ngày nắng hạn này là không dễ dàng bởi hầu hết các giếng ở đây đều cạn hoặc nhiễm phèn nặng. Vài giếng còn nước, bà con phải chia nhau từng gáo.
Huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận là địa phương đang chịu hạn hán nặng nề nhất tỉnh này. Hiện cả 3 hồ Đá Bạc, Lòng Sông, Phan Dũng đã cạn kiệt nước. Ông Huỳnh Nhất, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện, cho biết tình trạng thiếu nước tập trung ở 2 xã Vĩnh Hảo và Vĩnh Tân. Ở đây, bà con đã ngừng sản xuất từ năm ngoái. Xã Vĩnh Hảo có hơn 1.800 hộ dân nhưng lượng nước chỉ có thể phục vụ cho 600 hộ. Nhiều hộ phải mua nước với giá 50.000 -60.000 đồng/m3.
Tại xã Hàm Cần, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận, có trên 300 hộ dân đang thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Nhiều gia đình phải mua từng thùng nước sạch để nấu ăn. Hàng trăm hecta cây trồng chết khô vì không có nước tưới. Nhiều huyện khác của tỉnh cũng đang bị thiệt hại nặng do nắng hạn.
Thủy điện xả nước nhỏ giọt
Hiện nay, hàng chục ngàn hecta đất sản xuất của 2 tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận dựa vào nguồn nước xả của các nhà máy thủy điện Krông Pha (Ninh Thuận), Đại Ninh, Hàm Thuận - Đa Mi (Bình Thuận). Theo ngành NN-PTNT tỉnh Ninh Thuận, từ nay đến tháng 6-2015, lưu lượng xả của thủy điện Krông Pha trên dưới 15 m3/giây, sau đó có thể giảm nếu tiếp tục nắng hạn. Do vậy, nông dân phải gieo cấy theo khuyến cáo của cơ quan chức năng để giảm thiểu thiệt hại. Lượng nước xả của 2 nhà máy thủy điện Đại Ninh, Hàm Thuận - Đa Mi cũng xấp xỉ mức trên nên chủ yếu cứu khát cho gia súc và số diện tích cây trồng trong kế hoạch của tỉnh Bình Thuận.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
-
Cá chết nổi dày đặc hồ sinh thái Bàu Sen ở Bình Định
-
Vụ gần 200 tấn cá chết: Chuyện gì xảy ra ở hồ Sông Mây?
-
Thành phố Hồ Chí Minh vẫn loay hoay chống ngập
-
Công bố chương trình bảo tồn nguồn nước tại 3 lưu vực sông quan trọng
-
Công trình hồ chứa Sông Cái phát huy vai trò rất lớn trong quản lý tài nguyên nước tại NinhThuận
-
Ngày Nước Thế giới năm 2022 có chủ đề “Nước ngầm - Biến nguồn tài nguyên vô hình thành hữu hình”
-
Cảnh báo từ sông Mê Kông
-
Vĩnh Phúc: Ngang nhiên đổ đất, lấn chiếm hồ ở thành phố Phúc Yên
Bài viết mới:
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên (20/02/2025)

Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
(Tin Môi Trường) - Thành phố Đồng Xoài treo thưởng tiền cho người nào tìm, cung cấp thông tin xác định thủ phạm gây ra mùi hôi thời gian qua.

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
.jpg)
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Thêm 8 cây cổ thụ ở ngoại thành Hà Nội lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Dưới sự chủ trì của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh, Hội đồng Cây Di sản Việt Nam vừa họp, xét công nhận thêm 8 cây cổ thụ vùng ven thành phố Hà Nội đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam.
.jpg)