Môi trường » Nước
Khu biệt thự nhà vườn bị “bốc hơi”
(08:04:17 AM 15/02/2012)
Những căn biệt thự như thế này sẽ “biến mất”
Tại ai? Nhiều lá đơn khiếu nại đã gởi đến tòa soạn Báo CATP với cùng một nội dụng có liên quan đến dự án xử lý nước thải tại P. An Phú Đông, Q12. Người dân rất bức xúc khi một phần đất nằm trong quy hoạch khu biệt thự nhà vườn Thanh Thủy mà họ đang sinh sống ổn định bỗng chốc bị thu hồi, vì vướng phải dự án xây dựng khu xử lý nước thải (XLNT) Tham Lương - Bến Cát. Theo trình bày của các hộ dân, năm 2003, Sở Quy hoạch Kiến trúc thành phố đã có văn bản thỏa thuận phê duyệt khu đất diện tích 550ha tại P. An Phú Đông thành khu biệt thự nhà vườn Thanh Thủy. Dựa trên bản đồ quy hoạch chi tiết thì trong đó có hai khu XLNT với tổng diện tích gần 6ha (khu I: 1,9ha khu III: hơn 4ha) đã được ấn định rất rõ ràng. Từ thông tin xác thực này, người dân đã đổ xô tiến hành mua bán đất và cất nhà để sinh sống. Tuy nhiên, tháng 10-2009, hàng trăm hộ dân trong khu I được UBND Q12 thông báo khu đất này đã bị điều chỉnh mở rộng để xây dựng khu XLNT với diện tích hơn 13ha. Có một số trường hợp lâm vào hoàn cảnh khốn đốn hơn sự “tùy tiện” của chính quyền địa phương. Năm 2007, họ đến đây mua đất làm nhà ở. Một năm sau, họ được chuyển mục đích sử dụng từ đất thổ vườn sang đất thổ cư. Năm 2009, họ được Quận cấp phép xây dựng nhà ở. Nhưng khi những căn biệt thự vừa được xây xong thì họ nhận được thông báo phần đất này sẽ bị thu hồi, giải tỏa để xây dựng khu XLNT. Bao nhiêu căn nhà trị giá hàng tỷ đồng bỗng chốc trở thành “phế thải”. Phần lớn người dân quanh khu vực này đều cho rằng, sở dĩ họ phải rơi vào tình cảnh khốn đốn này là do cách làm việc tắc trách của địa phương. Bỏ tiền mua đất với giá cao để mong có nơi ở đàng hoàng, nhưng việc quy hoạch lại đột ngột thay đổi 180 độ, họ còn bị buộc phải chấp nhận giá đền bù quá thấp. Điều khiến họ bức xúc hơn nữa là UBND Q12 đã gửi Công văn đề nghị xin giao phần đất ở khu III (trong đó có hơn 4ha dự trù làm khu XLNT theo quy hoạch chi tiết năm 2003) cho Cty Phát triển và Kinh doanh nhà Hoàng Phước để sử dụng làm đất dân dụng. “Vẫn tiếp tục dự án” Đó là câu khẳng định của ông Nguyễn Tương Minh - Phó Chủ tịch phụ trách đô thị UBND Q12. Theo ông Minh, dù bị phản ứng từ phía người dân, nhưng đây là công trình phục vụ tiện ích công cộng nên dự án xây dựng khu XLNT vẫn sẽ được triển khai theo dự kiến. UBND Q12 cũng chỉ thực hiện theo chỉ đạo của cấp trên là xây dựng nhà máy xử lý nước thải lưu vực Tham Lương - Bến Cát để đáp ứng việc xử lý toàn bộ lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn lưu vực này, nâng cao chất lượng về môi trường đô thị cho nhân dân trong khu vực, đồng thời cải thiện môi trường của vùng hạ lưu. Theo UBND Q12, có khoảng 240 hộ dân thuộc khu này bị nằm trong dự án quy hoạch XLNT. Tuy nhiên, đến nay chỉ có khoảng chưa đầy 20 hộ dân đồng ý nhận tiền. Điều đó đồng nghĩa với việc dự án này không nhận được sự đồng thuận nhất quán từ phía người dân. Ông Minh cho biết: Phần đất dành cho khu XLNT theo bản đồ quy hoạch năm 2003 với mục đích xử lý nước thải cục bộ cho khu dân cư nhà vườn, do chưa có cơ sở xác định vị trí cụ thể nhà máy xử lý nước thải tại P. An Phú Đông. Sau đó, dựa vào văn bản xác định vị trí của Bộ Xây dựng, UBND TP.HCM đã có văn bản giao cho các Sở, ngành xây dựng Nhà máy xử lý nước thải lưu vực Tham Lương - Bến Cát tại P. An Phú Đông với diện tích hơn 13,6ha. Công trình này sẽ được chia làm hai giai đoạn. Phần đất trên phải được bàn giao cho chủ đầu tư đến hết năm 2012. Do vậy, sau khi làm hết quy trình, nếu hộ dân nào vẫn không đồng ý, Quận sẽ tiến hành cưỡng chế giao đất. Riêng về những thắc mắc của dân về phần đất quy hoạch khu XLNT nằm ở khu III mà UBND Q12 đã có Công văn đề nghị giao cho Cty Hoàng Phước sử dụng, ông Minh cho biết, hiện chưa có quyết định cụ thể nào, nên mục đích ban đầu vẫn được giữ nguyên. Trong vụ việc này, người dân và chính quyền địa phương không tìm được tiếng nói chung. Nhưng rõ ràng, những bức xúc của người dân trong khu vực bị giải tỏa là hoàn toàn có cơ sở. Sự thay đổi quá đột ngột của các dự án quy hoạch đã khiến cuộc sống của nhiều hộ dân lâm vào cảnh khốn đốn. Làm thế nào để đi đến một quyết định thống nhất, hợp lẽ để tránh khiếu nại, tố cáo kéo dài? Câu trả lời này đang chờ cơ quan hữu trách sớm giải đáp.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
-
Cá chết nổi dày đặc hồ sinh thái Bàu Sen ở Bình Định
-
Vụ gần 200 tấn cá chết: Chuyện gì xảy ra ở hồ Sông Mây?
-
Thành phố Hồ Chí Minh vẫn loay hoay chống ngập
-
Công bố chương trình bảo tồn nguồn nước tại 3 lưu vực sông quan trọng
-
Công trình hồ chứa Sông Cái phát huy vai trò rất lớn trong quản lý tài nguyên nước tại NinhThuận
-
Ngày Nước Thế giới năm 2022 có chủ đề “Nước ngầm - Biến nguồn tài nguyên vô hình thành hữu hình”
-
Cảnh báo từ sông Mê Kông
-
Vĩnh Phúc: Ngang nhiên đổ đất, lấn chiếm hồ ở thành phố Phúc Yên
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
(Tin Môi Trường) - Thành phố Đồng Xoài treo thưởng tiền cho người nào tìm, cung cấp thông tin xác định thủ phạm gây ra mùi hôi thời gian qua.

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
.jpg)
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Thêm 8 cây cổ thụ ở ngoại thành Hà Nội lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Dưới sự chủ trì của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh, Hội đồng Cây Di sản Việt Nam vừa họp, xét công nhận thêm 8 cây cổ thụ vùng ven thành phố Hà Nội đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam.
.jpg)