Môi trường » Nước
Hồ Hà Nội vẫn trong đà suy thoái
(09:19:34 AM 14/11/2012)Từ hồ cho đến những con sông chảy qua TP Hà Nội nước đen ngòm, rác trôi nổi trên mặt hồ (Ảnh công nhân vệ sinh đang vốt rác)
Tại hội thảo về biến đổi khí hậu mới đây ở tỉnh Quảng Ninh, TS Nguyễn Ngọc Lý cho biết phần lớn các hồ ô nhiễm chất hữu cơ do nước thải sinh hoạt và rác thải từ gia đình và cộng đồng thải xuống hồ, có cả rác lớn như đồ đạc cũ trong nhà, đồ tế lễ, bát hương.
“Hành lang bờ của hồ là nơi rất bẩn do dân vô ý thức xả các loại rác như túi nilon, giấy kẹo, giấy bọc hàng quán, tích tụ...” bà Lý nhấn mạnh.
Theo thống kê của Trung tâm Nghiên cứu Môi trường & Cộng đồng năm 2010 Hà Nội có 120 hồ, ao, đầm, thủy vực lớn nhỏ trong sáu quận nội thành Hà Nội. Phần lớn các hồ bị ô nhiễm chất hữu cơ. 71% hồ có yếu tố sinh hóa vượt quá tiêu chuẩn cho phép, trong đó 14% hồ ô nhiễm chất hữu cơ nặng, 25% hồ ô nhiễm nặng và 32% có dấu hiệu ô nhiễm.
Rõ ràng các hồ ít nhiều đóng vai trò điều hòa trong hệ thống thoát nước mưa của đô thị có địa hình bằng phẳng như Hà Nội, góp phần cải thiện khí hậu một khu vực nhỏ hoặc lớn tùy theo diện tích hồ, tạo mặt thoáng cho gió thổi vào phố phường, hạn chế hiệu ứng đảo nhiệt của đô thị - theo TS Phạm Sỹ Liêm, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đô thị & Phát triển Hạ tầng.
Tuy nhiên, đa phần các hồ ở Hà Nội bị ô nhiễm do tiếp nhận nước thải, chất thải biến những hồ trở thành những điểm nóng về môi trường - TS Nguyễn Ngọc Lý, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Môi trường&Cộng đồng, bổ sung.
Nói ngay Hồ Tây - có diện tích 500, là hồ lớn nhất Đồng bằng Bắc Bộ - được xếp vào danh sách các hồ được bão tồn trên thế giới cũng bị ô nhiễm nước như nhiều hồ khác ở Hà Nội, chủ yếu là ô nhiễm hữu cơ - theo nghiên cứu của GS.TS Mai Đình Yên, Phó Chủ tịch Hội Sinh thái Học Việt Nam.
“Hồ Tây bị ô nhiễm bởi các nguồn thải từ vùng lưu vực của các hoạt động du lịch trên hồ, kể cả các chất thải rắn”, GS.TS Yên chia sẻ.
Không chỉ gây ô nhiễm, “Do sự gia tăng dân số, tình trạng bê tông hóa, hệ thống cống rãnh do Pháp làm không được duy trì bảo dưỡng, nạo vét dẫn đến TP Hà Nội cứ mưa một tiếng là ngập cả tuần”, TS Lý thẳng thắn, “Kè hồ là giết chết hồ. Việc kè Hồ Tây đã giết chết hệ sinh thái tự nhiên, gây ra úng lụt cục bộ.”
Trước thực trạng đó, Trung tâm Nghiên cứu Môi trường&Cộng đồng đang triển khai mô hình riêng phù hợp để bảo vệ hồ trong đó có sự tham gia của cộng đồng. Dự kiến đầu năm 2013, Trung tâm tiến hành cải tạo ba hồ, nếu thành công thì làm tiếp tại các hồ khác trong TP.
Theo TS Liêm, để tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia có hiệu quả vào chương trình, nên thành lập câu lạc bộ “Hồ Hà Nội” nhằm tập hợp các nhân sĩ, trí thức, sử gia, văn nghệ sĩ, doanh nhân, chuyên gia môi trường, nhà quy hoạch, kiến trúc sư, sinh viên học sinh và bất cứ ai tự nguyện góp tiếng nói và sức lực vào bảo vệ và tôn tạo hệ thống hồ Hà Nội, tham gia đôn đốc và giám sát quá trình thực hiện các dự án có liên quan đến hồ.
Câu lạc bộ hồ Hà Nội có vai trò nòng cốt trong thực hiện chương trình nâng cao nhận thức đối với tầm quan trọng của hệ thống hồ và sự cần thiết phải bảo vệ và tôn tạo cảnh quan hồ.
GS.TS Mai Đình Yên, Phó Chủ tịch Hội Sinh thái Học Việt Nam, cho rằng TP Hà Nội nên bắt đầu cải tạo cảnh quan, môi trường Hồ Tây để hướng nơi đây thành địa chỉ du lịch hấp dẫn du khách trong tương lai.
Giai đoạn 2011 – 2013, TP Hà Nội triển khai cải tạo 10 hồ theo phương thức BT (xây dựng – chuyển giao) gồm hồ Đình làng Phú Gia (quận Tây Hồ); hồ Đầm Mực (huyện Thanh Trì); hồ Trạm Xá và hồ Ao ươm Đản Dị (huyện Đông Anh); hồ Ao Cửa Làng và Ao cá Bác Hồ (quận Hoàng Mai); cụm hồ Lò Gạch (huyện Từ Liêm); hồ Đức Diễn, hồ Đình Quán, hồ Chuối (huyện Từ Liêm); hồ Đầu Băng (quận Long Biên); hồ thôn Huỳnh Cung (huyện Thanh Trì); hồ Cửa chùa Nam Dư (quận Hoàng Mai); hồ Ao cá giống (quận Tây Hồ).
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
-
Cá chết nổi dày đặc hồ sinh thái Bàu Sen ở Bình Định
-
Vụ gần 200 tấn cá chết: Chuyện gì xảy ra ở hồ Sông Mây?
-
Thành phố Hồ Chí Minh vẫn loay hoay chống ngập
-
Công bố chương trình bảo tồn nguồn nước tại 3 lưu vực sông quan trọng
-
Công trình hồ chứa Sông Cái phát huy vai trò rất lớn trong quản lý tài nguyên nước tại NinhThuận
-
Ngày Nước Thế giới năm 2022 có chủ đề “Nước ngầm - Biến nguồn tài nguyên vô hình thành hữu hình”
-
Cảnh báo từ sông Mê Kông
-
Vĩnh Phúc: Ngang nhiên đổ đất, lấn chiếm hồ ở thành phố Phúc Yên
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
(Tin Môi Trường) - Thành phố Đồng Xoài treo thưởng tiền cho người nào tìm, cung cấp thông tin xác định thủ phạm gây ra mùi hôi thời gian qua.

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
.jpg)
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Thêm 8 cây cổ thụ ở ngoại thành Hà Nội lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Dưới sự chủ trì của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh, Hội đồng Cây Di sản Việt Nam vừa họp, xét công nhận thêm 8 cây cổ thụ vùng ven thành phố Hà Nội đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam.
.jpg)