Môi trường » Nước
Ô nhiễm nguồn nước - Nông dân có nguy cơ bỏ ruộng
(00:01:17 AM 18/06/2011)
Nguồn nước bẩn độc hại do nạn khai thác đá, thiếc thổ phỉ từ thượng nguồn đổ về tràn ngập đồng ruộng. Nông dân xã Châu Quang (huyện Quỳ Hợp) đang đối mặt nguy cơ bỏ ruộng.
![]() |
Nguồn nước ô nhiễm, trẻ em cũng phải đi cõng nước về dùng |
Đồng lúa khô héo
Dẫn chúng tôi dạo một vòng quanh xã xem xét thực địa, Chủ tịch UBND xã Châu Quang Nguyễn Ngọc Luyện thở dài:
“Trồng lúa nước, nhưng ruộng đồng lại khát nước, chẳng cày cấy gì được vì nguồn nước nơi đây đang bị ô nhiễm trầm trọng. Cứ đà người nông dân xứ này đến phải bỏ quê mà đi mất!”.
Toàn xã Châu Quang có trên 400ha lúa, giờ chỉ còn số ít sản xuất cầm chừng, nhưng năng suất rất thấp. Dọc bờ ruộng, ven khe suối đều là một màu vàng khé của dầu. Ven Khe Cà, đập Tổng Huống, sông Nậm Tôn, đập bản Cà… bị bồi lắng hoàn toàn.
Với bà con Châu Quang, việc cày cấy giờ đây không còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết, mà hoàn toàn phụ thuộc vào việc nước từ thượng nguồn có đổ về hay không. Có nước về tưới tắm cho ruộng đồng, lẽ ra phải vui mới phải, nhưng với nơi đây thì lại là nỗi lo.
Từ ngày có các cơ sở khai thác đá, thiếc thổ phỉ về đóng quân trên địa bàn, việc sản xuất của bà con đã không còn được như trước. Các xưởng sản xuất xẻ đá khoan sâu hơn 20m khiến mạch nước ngầm bị khô cạn, nguồn nước bẩn độc hại tràn vào ruộng đồng để lại mạch láng đất kết dính ở thân cây khiến lúa không đẻ nhánh được.
Mùi tanh của dầu, hóa chất các doanh nghiệp dùng để xử lý quặng xả thẳng xuống ruộng. Một nguồn khe có nước sạch thì vừa rồi các doanh nghiệp khai thác san phẳng để mở đường đi qua nên cũng tịt luôn.
Chỉ tay về con đường nhỏ phía trước, trưởng bản Cà - Vi Văn Thủy bức xúc: “Con đường này trước đây nguyên là một dòng suối nước trong vắt. Nhưng từ ngày bùn đất, tạp chất từ trên núi đổ về, bất đắc dĩ mới trở thành đường đấy chú ạ”.
Châu Quang được xem là vựa lúa, chiếm gần một nửa tổng diện tích lúa nước địa bàn huyện Quỳ Hợp. Nhưng đa phần trong số 12.000 người của xã nghèo này đang chịu ảnh hưởng nặng nề vì ô nhiễm.
Bất lực với trồng lúa, cực chẳng đã, nông dân nơi đây buộc phải chuyển sang trồng cây hoa màu nhưng cũng không đạt kết quả khả quan. Sống nhờ cây lúa, nay không thể trồng được lúa, hàng ngàn nông dân đang đối mặt với nguy cơ bỏ ruộng.
Chưa có phương án hữu hiệu
Không chỉ đối mặt với nguy cơ bỏ ruộng, dấu hiệu do bệnh tật, ô nhiễm không khí và nguồn nước đang ám ảnh bà con nơi đây. Với hơn 14 doanh nghiệp sản xuất, cưa đá xẻ thô, địa bàn xã Châu Quang đang hình thành một vùng công nghiệp nhỏ nên thực trạng nước thải đang là bài toán khó.
Do nguồn nước bị ô nhiễm từ hóa chất xử lý quặng nên người người, nhà nhà phải cố sức mà mua một chiếc bình lọc nước nhưng xem ra tình hình vẫn không được cải thiện. “Đến trâu còn bị đau mắt, nói gì đến người!” - Anh Ngô Văn Huệ trú ở bản Còn nói. Trâu bò và người dùng chung một nguồn nước, chẳng ai biết điều gì sẽ xảy ra.
Những căn bệnh khá phổ biến với bà con nơi đây là viêm xoang, ghẻ lở và đau mắt hột. Nhìn những em bé lấm lem bùn đất, chân tay chi chít đầy những hột xoàn khiến người ta không khỏi giật mình. Mà với nguồn nước độc hại thế kia, không dính bệnh thì mới là chuyện lạ.
Có một dạo, tình hình có vẻ khá hơn khi có đoàn cán bộ lên kiểm tra, chấn chỉnh nạn khai thác quặng bừa bãi. Nhưng khi đoàn đi rồi, tình hình đâu lại vào đấy. Bức xúc, bà con nhiều lần đâm đơn lên xã. Lãnh đạo xã “lực bất tòng tâm”.
Chủ tịch UBND xã Châu Quang Nguyễn Ngọc Luyện cho biết, các doanh nghiệp khai thác đá tuy khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn xã, nhưng lại nộp thuế ở chỗ khác, dân đã chẳng được hưởng lợi gì, trái lại chỉ “rước” thêm ô nhiễm và bệnh tật.
“Chúng tôi cũng đã nhiều lần kiến nghị lên huyện nhưng chờ mãi vẫn chẳng thấy hồi âm. Các doanh nghiệp khai thác có hỗ trợ cho xã 30 triệu đồng/năm tiền “thiệt hại phí”, nhưng xem ra số tiền này chỉ như muối bỏ bể. Cái cần lớn nhất của người dân vẫn là một môi trường tốt để làm ăn sản xuất và quan trọng là được sống khỏe - Ông Luyện nói.
Phó chủ tịch UBND huyện Quỳ Hợp Cao Thanh Long thừa nhận thực trạng ô nhiễm tại địa bàn xã Châu Quang hiện đang nhức nhối, công tác quản lý, dẹp bỏ nạn khai thác thổ phỉ hiện gặp nhiều khó khăn. “Chúng tôi biết dân rất bức xúc nhưng vẫn chưa có phương án nào hữu hiệu”- Ông Long cho hay.
(Theo Tiền Phong)
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
-
Cá chết nổi dày đặc hồ sinh thái Bàu Sen ở Bình Định
-
Vụ gần 200 tấn cá chết: Chuyện gì xảy ra ở hồ Sông Mây?
-
Thành phố Hồ Chí Minh vẫn loay hoay chống ngập
-
Công bố chương trình bảo tồn nguồn nước tại 3 lưu vực sông quan trọng
-
Công trình hồ chứa Sông Cái phát huy vai trò rất lớn trong quản lý tài nguyên nước tại NinhThuận
-
Ngày Nước Thế giới năm 2022 có chủ đề “Nước ngầm - Biến nguồn tài nguyên vô hình thành hữu hình”
-
Cảnh báo từ sông Mê Kông
-
Vĩnh Phúc: Ngang nhiên đổ đất, lấn chiếm hồ ở thành phố Phúc Yên
Bài viết mới:
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)

Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
(Tin Môi Trường) - Thành phố Đồng Xoài treo thưởng tiền cho người nào tìm, cung cấp thông tin xác định thủ phạm gây ra mùi hôi thời gian qua.

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
.jpg)
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Thêm 8 cây cổ thụ ở ngoại thành Hà Nội lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Dưới sự chủ trì của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh, Hội đồng Cây Di sản Việt Nam vừa họp, xét công nhận thêm 8 cây cổ thụ vùng ven thành phố Hà Nội đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam.
.jpg)