Môi trường » Nước
Nước thải từ khu công nghiệp góp phần gây ô nhiễm sông Đồng Nai
(00:02:21 AM 18/06/2011)
Những năm gần đây, các con suối ở vùng giáp ranh giữa hai tỉnh Đồng Nai và Bình Dương (bắt nguồn từ tỉnh Bình Dương chảy qua các xã Hóa An, Tân Hạnh, Bửu Hòa, Tân Vạn - thuộc TP.Biên Hòa rồi chảy ra sông Đồng Nai) trở nên ô nhiễm nghiêm trọng. Nước thải công nghiệp chảy ra sông
Suối Siệp là ranh giới giữa xã Tân Đông Hiệp B (tỉnh Bình Dương) và xã Hóa An, TP.Biên Hòa. Theo ông Trần Văn Ngọc, Chủ tịch UBND xã Hóa An, chỉ cách đây năm năm, nước suối ở đây còn trong veo, vì con suối chảy ra từ mạch Bà Đọt. Thế nhưng mấy năm gần đây, con suối trở nên đen ngòm, hôi thối.
Theo những người sống ven suối, vào buổi chiều hoặc tối nước thải chảy về ồ ạt; có hôm bọt nổi trắng như xà bông. Đặc biệt, khu vực càng gần cống nước thải đầu nguồn từ xã Tân Đông Hiệp B mùi hôi càng bốc lên nồng nặc. Bà Phạm Thị Châu (tổ 22, ấp Cầu Hang) cho biết: "Có bữa dọn cơm lên rồi mà gặp gió lùa mùi hôi thối từ suối bốc lên làm cả nhà không ai nuốt nổi cơm".
Bên cạnh đó, hiện có khoảng 50 hộ dân có nhà ở ven suối phải khổ sở vì sống chung với nguồn nước ô nhiễm. Đa số các hộ dân ở đây chưa có nước máy sử dụng. Họ phải dùng nước giếng đào hoặc giếng khoan. Nhiều hôm trời mưa, nước suối tràn vào tận nhà dân và vào cả giếng nước. Khu vực ven suối trở nên ẩm thấp, hôi thối.
Ông Trần Văn Ngọc, Chủ tịch UBND xã Hóa An, cho biết, trong các cuộc họp tiếp xúc cử tri, dân nơi đây đã nhiều lần phản ánh. Việc suối Siệp bắt nguồn từ tỉnh Bình Dương chảy ra xã Hóa An, Bửu Hòa, Tân Vạn rồi chảy ra sông Đồng Nai bị ô nhiễm không chỉ ảnh hưởng đến dân cư ở các xã này, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến dòng sông Đồng Nai. Do đó, khi phát hiện được nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước, cần có hướng khắc phục, để hạn chế ô nhiễm trên diện rộng.
Tương tự như xã Hóa An, các con suối và các con rạch ở xã Tân Hạnh, 4-5 năm trở lại đây cũng đã bị ô nhiễm nghiêm trọng. Ông Nguyễn Văn Lập, cán bộ phụ trách môi trường của xã, cho biết, thời gian qua, xã Tân Hạnh cũng đã đi khảo sát từ đầu nguồn của các con suối, con rạch trên địa bàn.
Theo đó, xã cũng xác định, nguyên nhân gây ô nhiễm suối Cầu Bốn Trụ là từ các nhà máy, lò mổ gia súc từ xã Tân Bình, huyện Dĩ An (tỉnh Bình Dương). Bên cạnh đó, nước từ rạch Ông Tiếp cũng bị ô nhiễm do nước thải từ các cụm công nghiệp của xã An Phú (huyện Thuận An) và xã Thái Hòa (huyện Tân Uyên) đổ về.
Trước đây, bà con ở ấp 1 còn ăn uống, tắm giặt trên rạch Ông Tiếp. Thế nhưng đến nay, người dân không dám sử dụng nước này vì khi nước tiếp xúc vào da sẽ nổi mẩn ngứa, khó chịu.
Vừa qua, Sở Tài nguyên&Môi trường (TN&MT) Đồng Nai tiến hành khảo sát tại một số khu vực mà dân phản ánh. Qua đó cho thấy, suối Siệp là nguồn tiếp nhận nước thải từ KCN Tân Đông Hiệp B, khu dân cư Tân Đông An, Trung tâm y tế huyện Dĩ An và các hộ dân cư sống dọc theo suối bên tỉnh Bình Dương. Các nguồn nước thải này chưa được xử lý triệt để. Qua khảo sát cho thấy, phản ánh của dân về ô nhiễm môi trường là đúng.
Tuy nhiên, đến nay UBND tỉnh Đồng Nai chưa nhận được ý kiến phản hồi từ tỉnh Bình Dương nhằm giải quyết vấn đề nêu trên. Trong thời gian tới, sau khi có kết quả phân tích mẫu nước thải, Sở TN&MT sẽ báo cáo UBND tỉnh để đề nghị UBND tỉnh Bình Dương có biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường tại các khu vực nêu trên.
(Theo Báo Tài Nguyên&Môi Trường)
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
-
Cá chết nổi dày đặc hồ sinh thái Bàu Sen ở Bình Định
-
Vụ gần 200 tấn cá chết: Chuyện gì xảy ra ở hồ Sông Mây?
-
Thành phố Hồ Chí Minh vẫn loay hoay chống ngập
-
Công bố chương trình bảo tồn nguồn nước tại 3 lưu vực sông quan trọng
-
Công trình hồ chứa Sông Cái phát huy vai trò rất lớn trong quản lý tài nguyên nước tại NinhThuận
-
Ngày Nước Thế giới năm 2022 có chủ đề “Nước ngầm - Biến nguồn tài nguyên vô hình thành hữu hình”
-
Cảnh báo từ sông Mê Kông
-
Vĩnh Phúc: Ngang nhiên đổ đất, lấn chiếm hồ ở thành phố Phúc Yên
Bài viết mới:
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)

Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
(Tin Môi Trường) - Thành phố Đồng Xoài treo thưởng tiền cho người nào tìm, cung cấp thông tin xác định thủ phạm gây ra mùi hôi thời gian qua.

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
.jpg)
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Thêm 8 cây cổ thụ ở ngoại thành Hà Nội lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Dưới sự chủ trì của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh, Hội đồng Cây Di sản Việt Nam vừa họp, xét công nhận thêm 8 cây cổ thụ vùng ven thành phố Hà Nội đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam.
.jpg)