Môi trường » Nước
Lần đầu tiên xử lý ô nhiễm Hồ Văn bằng công nghệ mới
(00:03:52 AM 18/06/2011)
Một nhóm nhà khoa học trẻ thuộc Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Công nghệ cao Hòa Lạc sáng 25/6 bắt đầu xử lý ô nhiễm nước cho Hồ Văn nằm trong quần thể di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội, bằng một công nghệ mới do chính họ nghiên cứu trong hai năm qua. Hồ trong khuôn viên Văn Miếu sau khi
Từ 09h00 sáng, 300 lít dung dịch đã được nhóm nghiên cứu chở đến Hồ Văn cùng máy móc để bắt đầu công việc. Chế phẩm này màu trắng và có mùi hơi hăng hắc, đựng trong bình lớn.
Có mặt ngay từ những phút đầu tiên, cảm nhận của nhóm phóng viên là mùi ô nhiễm nồng nặc, mặt hồ được bao phủ bởi một màu xanh đặc của tảo.
Theo kỹ sư Nguyễn Phú Tuân, trưởng nhóm nghiên cứu, đây là công nghệ hóa thân thiện môi trường mang tên LTH 100, có thể xử lý kim loại nặng, diệt tảo, làm mất mùi hôi thối trong nước.
Chế phẩm này được nghiên cứu trên cơ sở tận dụng các phế thải nông nghiệp và đã được Viện Công nghệ Môi trường, Viện Khoa học&Công nghệ Việt Nam đánh giá là không gây ra bất cứ ảnh hưởng nào tới sự sinh trưởng của các vi sinh vật sinh sống trong hồ. Cách đây hai tháng, nhóm nghiên cứu đã đăng ký bằng phát minh sáng chế tại Cục Sở hữu Trí tuệ.
Mỗi lít dung dịch này xử lý được từ 60-80m3 nước. Tại hồ Văn, LTH 100 được hòa loãng với chính nước Hồ Văn sau đó phun xuống hồ. Công việc khó nhất của nhóm khi xử lý ô nhiễm nước là phải làm sao phải phun hoạt chất đều khắp mặt hồ. Sau khi phun thuốc, mùi hôi thối sẽ hết ngay. Khoảng ba đến bốn ngày, nước sẽ tự trở lại màu xanh trong. Theo một nhóm nhà khoa học, chi phí xử lý nước Hồ Văn lên đến 300 triệu đồng. Nhưng theo kỹ sưTuân, tổng số tiền nhóm nghiên cứu bỏ ra để xử lý Hồ Văn là khoảng 60 triệu đồng |
Hôm qua, nhóm nghiên cứu đã xử lý ô nhiễm nước cho hai hồ đất trong Văn Miếu. Sáng nay, theo cảm nhận của chúng tôi, mặc dù nước chưa trong trở lại nhưng mùi hôi đã không còn.
Một đại diện của Ban Quản lý Di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám cho biết, trước khi tiến hành xử lý toàn mặt hồ, ngày 15/5, một cuộc thử nghiệm cũng đã diễn ra tại đây.
Nước Hồ Văn được múc vào thùng cùng một số loài cá. Kết quả là sau khi phun thuốc, nước đã trong trở lại, nhưng cá thì không chết.
TS Nguyễn Văn Lạng, Thứ trưởng Bộ Khoa học&Công nghệ kiêm Trưởng Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, cho biết, phải mất hai tháng cùng rất nhiều cuộc họp bàn bạc và thảo luận, cuối cùng nhóm nghiên cứu mới xin được xử lý miễn phí nước cho Hồ Văn.
Được biết, một tuần nữa, Ban quản lý di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám sẽ nhóm họp cùng các nhà môi trường và quản lý để đưa ra kết luận về kết quả xử lý nước Hồ Văn.
![]() Hồ Văn trước khi được xử lý. | ![]() Máy móc và dung dịch được chở đến Hồ Văn. |
![]() Dung dịch màu trắng được đổ từ bình ra hòa với nước hồ. | ![]() Kỹ sư Tuân đang cầm ca đựng dung dịch. |
![]() Phun hoạt chất xuống mặt hồ. | ![]() Phun bên bờ hồ. |
(Theo Nhân Dân)
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
-
Cá chết nổi dày đặc hồ sinh thái Bàu Sen ở Bình Định
-
Vụ gần 200 tấn cá chết: Chuyện gì xảy ra ở hồ Sông Mây?
-
Thành phố Hồ Chí Minh vẫn loay hoay chống ngập
-
Công bố chương trình bảo tồn nguồn nước tại 3 lưu vực sông quan trọng
-
Công trình hồ chứa Sông Cái phát huy vai trò rất lớn trong quản lý tài nguyên nước tại NinhThuận
-
Ngày Nước Thế giới năm 2022 có chủ đề “Nước ngầm - Biến nguồn tài nguyên vô hình thành hữu hình”
-
Cảnh báo từ sông Mê Kông
-
Vĩnh Phúc: Ngang nhiên đổ đất, lấn chiếm hồ ở thành phố Phúc Yên
Bài viết mới:
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)

Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
(Tin Môi Trường) - Thành phố Đồng Xoài treo thưởng tiền cho người nào tìm, cung cấp thông tin xác định thủ phạm gây ra mùi hôi thời gian qua.

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
.jpg)
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Thêm 8 cây cổ thụ ở ngoại thành Hà Nội lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Dưới sự chủ trì của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh, Hội đồng Cây Di sản Việt Nam vừa họp, xét công nhận thêm 8 cây cổ thụ vùng ven thành phố Hà Nội đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam.
.jpg)