Môi trường » Nước
Bỏ tiền để mua nước bẩn
(23:58:13 PM 17/06/2011)
Anh Nguyễn Minh Tuấn ở Quảng Nam nói nước bẩn nhưng phải mua mới có mà dùng, ngày trước chỉ 2.000 đồng/m3 thì chừ lên 3.000 đồng. Tiền lên mà nước chẳng sạch hơn tí mô.
Mỗi sáng trước khi đi làm, anh Nguyễn Minh Tuấn (thôn Vĩnh
![]() |
Mỗi mét khối nước anh Nguyễn Minh Tuấn (thôn Vĩnh Nam, Duy Vinh) phải trả 3.000 đồng nhưng nước bị ô nhiễm có bùn đất ở trong. Vì vậy anh phải lấy vải để lọc - Ảnh: Đ.C. |
Sau một hồi lọc nước, anh Tuấn lấy miếng vải ra và một lớp bùn non đen óng, nhầy nhầy bám trên miếng vải. Để chứng minh nước có vấn đề, anh tiếp tục mở vòi nước không qua vải lọc thì thấy bùn, các váng màu đen có đầy trong nước. Dù nước đã được lọc hay không thì khi uống đều thấy mùi nhờn nhợn rất khó chịu.
“Bẩn vậy nhưng phải mua mới có mà dùng, ngày trước chỉ 2.000 đồng/m3 thì chừ lên 3.000 đồng. Tiền lên mà nước chẳng sạch hơn tí mô” - anh Tuấn thở dài ngao ngán.
Không có công nghệ lọc như anh Tuấn, chị Phạm Thị Nhật (thôn Đông Bình, Duy Vinh) phải tận dụng thau, xô, nồi niêu để lóng nước cho bớt mùi và cặn. Dù vậy, hằng tháng chị Nhật cũng phải trả mấy chục nghìn đồng tiền nước.Cũng như nhà anh Tuấn và chị Nhật, hơn 1.000 hộ dân ở Duy Vinh đang sử dụng nguồn nước máy này đều phải liều uống nước bẩn.
Theo người dân ở Duy Vinh, hiện tượng nước nhiễm phèn, nhiễm mặn ở khu vực này đã có từ mấy chục năm qua và ngày càng trầm trọng hơn. Ông Lê Minh Châu - phụ trách bể cấp nước Đông Bình - lý giải sở dĩ nước máy bị nhiễm phèn và có bùn là do đường ống dẫn nước cũng như bể cấp nước được xây dựng từ những năm 1990 nên đã xuống cấp trầm trọng.
“Mỗi tháng chúng tôi đều thay cát ở bể chứa ba lần nhưng đây chỉ là biện pháp thủ công, trong khi nước nhiễm phèn ngày một nặng nên không thể giải quyết triệt để việc nước bị ô nhiễm” - ông Châu cho biết.
Theo ông Nguyễn Văn Nam - chủ tịch UBND xã Duy Vinh: “Địa phương có trách nhiệm bảo quản, vận hành những bể nước này. Khả năng của địa phương không thể xử lý được nước bẩn. Chúng tôi đã nhiều lần đề xuất xin kinh phí sửa chữa, nâng cấp nhưng vẫn chưa được”.
Còn việc người dân phải mua nước bị ô nhiễm với giá 3.000 đồng/m3 để dùng thì ông Nam cho rằng số tiền này chỉ đủ để trả tiền điện, thuê người bảo vệ, bảo hành đường ống cũng như việc thay cát sạn trên bể lọc mà thôi, không thể đủ để cải tiến công nghệ xử lý.
(Theo Tuổi Trẻ)
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
-
Cá chết nổi dày đặc hồ sinh thái Bàu Sen ở Bình Định
-
Vụ gần 200 tấn cá chết: Chuyện gì xảy ra ở hồ Sông Mây?
-
Thành phố Hồ Chí Minh vẫn loay hoay chống ngập
-
Công bố chương trình bảo tồn nguồn nước tại 3 lưu vực sông quan trọng
-
Công trình hồ chứa Sông Cái phát huy vai trò rất lớn trong quản lý tài nguyên nước tại NinhThuận
-
Ngày Nước Thế giới năm 2022 có chủ đề “Nước ngầm - Biến nguồn tài nguyên vô hình thành hữu hình”
-
Cảnh báo từ sông Mê Kông
-
Vĩnh Phúc: Ngang nhiên đổ đất, lấn chiếm hồ ở thành phố Phúc Yên
Bài viết mới:
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên (20/02/2025)

Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
(Tin Môi Trường) - Thành phố Đồng Xoài treo thưởng tiền cho người nào tìm, cung cấp thông tin xác định thủ phạm gây ra mùi hôi thời gian qua.

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
.jpg)
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Thêm 8 cây cổ thụ ở ngoại thành Hà Nội lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Dưới sự chủ trì của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh, Hội đồng Cây Di sản Việt Nam vừa họp, xét công nhận thêm 8 cây cổ thụ vùng ven thành phố Hà Nội đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam.
.jpg)