Tài nguyên - Thiên nhiên » Năng lượng
"Vàng đen" nóng lên ở mỏ dầu Libya
(21:25:22 PM 26/10/2011)
Một cơ sở khai thác dầu của Eni ở Libya - Ảnh: AP |
“Những nước như Pháp, Ý, Anh và Mỹ sẽ cạnh tranh việc thăm dò và khai thác các mỏ dầu”, trang mạng Trend dẫn lời nhà kinh tế Ahmed al-Sayed Al-Nagger thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và chính trị Ai Cập bình luận.
“Trong chiến dịch quân sự, NATO đã cố tình không kích vào các cơ sở hạ tầng dầu mỏ khiến Libya cần đầu tư nước ngoài và viện trợ từ phương Tây để khôi phục sản xuất của ngành kinh tế xương sống này sau chiến tranh. Chính quyền mới có lẽ sẽ không duy trì ngành dầu mỏ trong tay nhà nước như trước kia, vì họ không có đủ năng lực khai thác. Libya sẽ cần đầu tư nước ngoài”.
Libya xếp thứ tám về sản lượng dầu thô trong số 12 nước thuộc Tổ chức Xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và đứng thứ ba ở châu Phi về sản lượng dầu, sau Nigeria và Angola, theo Trend. Trước chiến tranh, những nước nhập khẩu dầu chính của Libya là Ý, Đức, Pháp và Tây Ban Nha. Trữ lượng hiện tại của nước này ước tính 45 tỉ thùng với mức khai thác trước chiến tranh là 1,5 triệu thùng/ngày.
Mức khai thác giảm mạnh do chiến sự và theo lời người đứng đầu Công ty dầu khí quốc gia mới được bổ nhiệm Nuri Beruin, phải mất sáu tháng nữa Libya mới đạt lại mức khai thác từ 800.000-1 triệu thùng/ngày.
Các công ty phương Tây đang háo hức nhảy vào cuộc bao gồm Eni của Ý, Total của Pháp, Conoco Phillips, Marathon, Hess và Occidental đều của Mỹ, với Eni được dự báo là nhân tố chủ chốt. Ngoài ra, BP của Anh và Royal Dutch Shell cũng đã cam kết hàng tỉ USD các dự án thăm dò với chính quyền cũ.
Trong khi đó, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) thông báo kinh tế Libya đã mất 50% trong năm 2011 sau tám tháng chiến tranh khiến ngành dầu mỏ, chiếm hơn 70% GDP và 95% kim ngạch xuất khẩu, tê liệt.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
-
Tua bin điện gió ảnh hưởng gì đến cây trồng, vật nuôi?
-
Chưa nghiệm thu, hai nhà máy điện gió vẫn được cấp phép vận hành thương mại
-
Chuyển đổi năng lượng sạch, tiến tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0
-
Đánh giá tác động của các dự án điện gió
-
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam đề xuất kịch bản phát triển để Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050
-
Phiên họp đầu tiên của Nhóm Công tác kỹ thuật về Thị trường năng lượng trong giai đoạn mới
-
Nhiều nhà đầu tư điện gió lo phá sản
-
Chuyển dịch năng lượng Việt Nam - cơ hội và thách thức
Bài viết mới:
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên (20/02/2025)

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Ruối tại quán Quạ và 03 cây Muỗm hơn 300 năm của xã Cự Khê, huyện Thanh Oai - cách Trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 15 Km về hướng Nam, vừa được cộng đồng tổ chức đón Băng công nhận Cây Di sản Việt Nam, đúng vào dịp khánh thành tôn tạo đình Hạ Khê Tang (ngày 14/3/2025)
.jpg)