Tài nguyên - Thiên nhiên » Năng lượng
Quản lý hiệu quả nguồn thủy sản tại hồ thủy điện Sơn La
(08:15:15 AM 29/12/2011)
Ảnh minh họa
Nhưng gần đây, bỗng dưng xuất hiện nhiều cư dân từ nơi khác vào "khai hóa" nơi đây. Họ sử dụng các xuồng máy cỡ lớn với lối đánh bắt “hiện đại". Vì lợi nhuận trước mắt, các chủ xuồng này không từ các thủ đoạn nào, cốt sao bắt được nhiều tôm, cá.
Cuối tháng 11/2011, được theo chân đoàn kiểm tra của huyện Sìn Hồ và xã Nậm Tăm (huyện Sìn Hồ) phối hợp rà soát, kiểm tra trên địa bàn xã về đăng ký hộ khẩu thường trú, giấy tùy thân, giấy phép đánh bắt thủy sản, độ an toàn, các dụng cụ cứu hộ… cho thấy chỉ riêng địa bàn xã Nậm Tăm thôi đã có tới 25/25 thuyền đánh bắt không phao cứu hộ, chủ thuyền không giấy tờ tùy thân, không giấy tạm trú... Điều đáng nói hơn cả là đằng sau tấm lưới, vó kéo đơn sơ của họ, còn có cả một cỗ máy đánh bắt hủy diệt cỡ lớn, bằng máy kích điện 3 pha.
Sau chuyến đi cùng đoàn công tác, chúng tôi còn vào vai thợ thuyền từ Yên Bái lên tìm hiểu thị trường để đầu tư thuyền to đánh bắt cá. Chúng tôi đã nhanh chóng được các chủ thuyền đàn anh "truyền" cho nhiều chiêu lợi hại, từ việc đặt lưới sâu cỡ nào? điện giăng làm sao? thấy tín hiệu gì thì cắm điện...
Tựu chung lại, hiện nay các "đàn anh" đang dùng 2 cách "hủy diệt", một là giăng bẫy điện tại chỗ dụ cá vào ăn, rồi cắm điện; hai là giăng điện di động (nay chỗ này mai chỗ khác) lùa cá vào khu vực đã định, rồi cắm điện. Cả 2 cách đều "hiệu quả" nhưng cách hai "hiệu quả hơn" vì được nhiều cá to từ 5kg đến 20kg. Chỉ cần một bình ắcquy từ 150Ah-250Ah và một máy kích là đã có một nguồn điện lên tới 500V, có "tác dụng" trong phạm vi 20m bán kính, từ con gọng vó đến các chú cá 5-7kg đều ngửa bụng, ngớp ngớp sau khi kích cắm... Cá biệt còn có chủ xuồng trang bị cả súng kíp.
Được biết, trên địa bàn xã Nậm Mạ, huyện Sìn Hồ, hiện có khoảng 25 máy đánh bắt thủy sản bằng điện 3 pha. Và con số này đang có xu hướng tăng lên từng ngày. Chính quyền các cấp huyện Sìn Hồ cũng đã vào cuộc xử lý vấn đề này, nhưng xem ra vẫn chưa xuể vì với cách đánh bắt "hiện đại" này, các "đàn anh" chỉ "tung ra" khi màn đêm buông xuống.
Ngày 22/12, tại buổi làm việc với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Lai Châu, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cũng đặc biệt nhấn mạnh, tỉnh Lai Châu cần sớm có biện pháp quản lý chặt chẽ nguồn thủy sản dồi dào ở vùng lòng hồ thủy điện Sơn La./.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
-
Tua bin điện gió ảnh hưởng gì đến cây trồng, vật nuôi?
-
Chưa nghiệm thu, hai nhà máy điện gió vẫn được cấp phép vận hành thương mại
-
Chuyển đổi năng lượng sạch, tiến tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0
-
Đánh giá tác động của các dự án điện gió
-
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam đề xuất kịch bản phát triển để Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050
-
Phiên họp đầu tiên của Nhóm Công tác kỹ thuật về Thị trường năng lượng trong giai đoạn mới
-
Nhiều nhà đầu tư điện gió lo phá sản
-
Chuyển dịch năng lượng Việt Nam - cơ hội và thách thức
Bài viết mới:
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên (20/02/2025)

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Ruối tại quán Quạ và 03 cây Muỗm hơn 300 năm của xã Cự Khê, huyện Thanh Oai - cách Trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 15 Km về hướng Nam, vừa được cộng đồng tổ chức đón Băng công nhận Cây Di sản Việt Nam, đúng vào dịp khánh thành tôn tạo đình Hạ Khê Tang (ngày 14/3/2025)
.jpg)