Tài nguyên - Thiên nhiên » Năng lượng
Kon Tum: Xây “lụi” thủy điện Đắk Psi
(13:52:41 PM 03/08/2015)
Dù đã bị đình chỉ, nhiều công trình tại dự án thủy điện Đắk Psi vẫn tiếp tục thi công
Sau khi kiểm tra thực tế mới đây, đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Kon Tum do Sở Công Thương dẫn đầu đã đề nghị chủ đầu tư dự án thủy điện Đắk Psi tạm dừng thi công các công trình phụ trợ để hoàn chỉnh thủ tục theo quy định. Những công trình phụ trợ này gồm: nhà làm việc, nhà ở công nhân, con đường dài khoảng 300 m từ Tỉnh lộ 677 xuống sông Đắk Psi, cây cầu sắt nối 2 bờ sông Đắk Psi...
Tuy nhiên, cuối tuần qua, khi đến khu vực Nhà máy Thủy điện Đắk Psi ở xã Đắk Psi, huyện Đắk Hà, phóng viên chứng kiến vẫn còn nhiều máy móc thi công một số công trình. Một người dân địa phương cho biết chủ đầu tư đã đưa máy móc vào xây dựng khoảng 3 tháng trước, sau đó bị đình chỉ và mới làm lại mấy ngày nay.
Nhà máy Thủy điện Đắk Psi, do Công ty CP Thủy điện Đức Nhân - Đắk Psi làm chủ đầu tư, có công suất 18 MW, chia làm 2 bậc. Công trình chưa hoàn thành các thủ tục đầu tư theo quy định, như: đền bù, đánh giá tác động môi trường, thu hồi đất, giao và cho thuê đất; chưa hoàn thành hồ sơ thiết kế cơ sở, phê duyệt dự án, hồ sơ thiết kế mỹ thuật thi công; chưa hoàn thành việc điều tra khảo sát, bổ sung để lựa chọn phương án khai thác tối ưu theo chỉ đạo của Bộ Công Thương... Tuy nhiên, công trình đã được triển khai từ nhiều tháng nay.
Đoàn công tác liên ngành tỉnh Kon Tum xác định chủ đầu tư đã xây dựng xong nhà làm việc và nhà ở công nhân với quy mô 14 phòng trên diện tích 450 m2, san ủi mặt bằng tập kết vật liệu xây dựng với diện tích 3,5 ha, dựng lán trại tại ngã ba sông Đắk Psi - suối Đắk Trưa và đang xây cầu qua sông Đắk Psi...
Trong khi đó, chủ đầu tư chưa phối hợp cùng chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan hoàn thành việc đo đạc đất đai, phân tích đánh giá đầy đủ ảnh hưởng của dự án thủy điện Đắk Psi đối với dân cư, công trình công cộng, an ninh quốc phòng; chưa lập lại phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh Kon Tum.
Theo đoàn kiểm tra, Công ty CP Thủy điện Đức Nhân - Đắk Psi chưa thực hiện đền bù cho các hộ dân thuộc dự án theo quy định. Trong khi đó, công ty báo cáo đã bồi thường cho 16/48 hộ bị ảnh hưởng theo hình thức tự thỏa thuận. Ngoài ra, đoàn kiểm tra còn kết luận phương án khai thác công trình thủy điện Đắk Psi có sự thay đổi vị trí đập và nhà máy so với quy hoạch đã được Bộ Công Thương thỏa thuận và UBND tỉnh Kon Tum phê duyệt.
Ông Nguyễn Thành Trung, Chủ tịch UBND huyện Đắk Hà, khẳng định huyện có biết việc chủ đầu tư Nhà máy Thủy điện Đắk Psi tiến hành xây dựng các công trình phụ trợ. Theo ông Trung, do trước đây, Công ty CP Thủy điện Đức Nhân - Đắk Psi đã hoàn thành các thủ tục nên huyện mới cho thi công.
Đổi chủ, vẫn giữ tên dự án
Ông Bùi Văn Cư, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Kon Tum, cho biết đoàn kiểm tra đã báo cáo kết quả cho UBND tỉnh để xin ý kiến chỉ đạo.
Theo ông Cư, công trình thủy điện Đắk Psi đã được cấp phép năm 2007 cho Công ty CP Thủy điện Đức Nhân - Đắk Psi. Tuy nhiên, do công ty này không triển khai thi công nên cuối năm 2014, UBND tỉnh Kon Tum thu lại, giao cho một đơn vị khác là Công ty TNHH Hoàng Nhi (tỉnh Gia Lai).
“Tên dự án, doanh nghiệp vẫn như cũ nhưng chủ dự án thì khác. Việc giữ lại tên cũ có thể là để tiếp tục các giao dịch trước đây chứ thực ra đã chuyển tên rồi” - ông Cư khẳng định.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
-
Tua bin điện gió ảnh hưởng gì đến cây trồng, vật nuôi?
-
Chưa nghiệm thu, hai nhà máy điện gió vẫn được cấp phép vận hành thương mại
-
Chuyển đổi năng lượng sạch, tiến tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0
-
Đánh giá tác động của các dự án điện gió
-
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam đề xuất kịch bản phát triển để Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050
-
Phiên họp đầu tiên của Nhóm Công tác kỹ thuật về Thị trường năng lượng trong giai đoạn mới
-
Nhiều nhà đầu tư điện gió lo phá sản
-
Chuyển dịch năng lượng Việt Nam - cơ hội và thách thức
Bài viết mới:
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên (20/02/2025)

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Ruối tại quán Quạ và 03 cây Muỗm hơn 300 năm của xã Cự Khê, huyện Thanh Oai - cách Trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 15 Km về hướng Nam, vừa được cộng đồng tổ chức đón Băng công nhận Cây Di sản Việt Nam, đúng vào dịp khánh thành tôn tạo đình Hạ Khê Tang (ngày 14/3/2025)
.jpg)