Tài nguyên - Thiên nhiên » Năng lượng
Thứ bảy, 29/03/2025, 10:20:43 AM (GMT+7)
Dự án Điện gió La Gàn ký kết các hợp đồng khảo sát địa chất
(21:01:25 PM 20/05/2021)(Tin Môi Trường) - Công ty Cổ phần Phát triển Dự án Điện gió La Gàn, đơn vị phát triển Dự án trang trại điện gió ngoài khơi La Gàn với công suất 3,5 GW thuộc sở hữu của Copenhagen Infrastructure Partners, Asiapetro và Novasia, đã ký kết hai hợp đồng với Trung tâm Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên - Môi trường Biển Khu vực phía Bắc (CPIM), một cơ quan thuộc chính phủ Việt Nam.
>> Vingroup đề xuất làm đường sắt đi Cần Giờ 4 tỉ USD: TP.HCM rà soát quy hoạch để làm dự án sớm hơn >> Rỏi mật, cây Di sản cũng làm thuốc >> Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam >> "Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ mái nhà chung của toàn nhân loại" >> SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố
Hai hợp đồng: Hợp đồng Khảo sát Địa vật lý La Gàn và Hợp đồng Nghiên cứu Địa chất La Gàn sẽ bao gồm các cuộc khảo sát và nghiên cứu địa chất lớn trị giá nhiều triệu đô la Mỹ. Lễ ký kết được tiến hành trực tuyến để đảm bảo an toàn trong tình hình diễn biến gần đây của dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam.
Khảo sát và nghiên cứu địa vật lý là những công việc then chốt giúp các dự án điện gió ngoài khơi hiểu được hiện trạng đáy biển và xúc tiến các hoạt động phát triển các mô hình mặt đất và thiết kế nền móng. CPIM sẽ hợp tác với nhà thầu phụ của Đan Mạch: Cục Khảo Sát Địa chất Đan Mạch và Greenland (GEUS) trực thuộc Bộ Năng lượng, Hạ tầng và Khí hậu Đan Mạch để thực hiện hai hợp đồng này. Theo Hợp đồng Khảo sát Địa vật lý La Gàn, CPIM và GEUS sẽ phối hợp chặt chẽ để thu thập dữ liệu thủy văn cùng các mẫu trầm tích đáy biển để xác định độ sâu, đặc điểm đáy biển và địa chất tầng đáy. Trong Hợp đồng Nghiên cứu Địa chất La Gàn, CPIM và GEUS cũng sẽ tiến hành đánh giá điều kiện địa chất, sinh vật biển và sử dụng tài nguyên biển. Đánh giá này sẽ cung cấp các thông tin đầu vào thiết yếu cho quá trình phát triển trang trại điện gió ngoài khơi.
'Là một trong những quốc gia từ rất lâu nay đã luôn đồng hành, ủng hộ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi ngành năng lượng sang hướng xanh và bền vững, Đan Mạch mong muốn Quy hoạch Phát triển Điện lực quốc gia 8 (QHĐ 8) sớm được phê duyệt vì Quy hoạch này sẽ tạo ra nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển trong tương lai của ngành năng lượng Việt Nam, bao gồm việc huy động các nguồn lực kinh tế và tài chính xã hội cần thiết, cả trong nước và quốc tế. Với việc ký kết các hợp đồng khảo sát hôm nay, dự án Điện gió Ngoài khơi La Gàn đã thể hiện sự cam kết, thái độ nghiêm túc và sự sẵn sàng đầu tư lớn cả về mặt tài chính và kỹ thuật để có thể xúc tiến dự án ngay khi nhận được giấy phép từ chính phủ. Do đó, chúng tôi mong Dự án La Gàn có thể được đưa vào QHĐ 8 càng sớm càng tốt, không chỉ giúp tạo động lực khởi đầu tốt cho cả ngành năng lượng mà còn góp phần hiện thực hóa tầm nhìn của chính phủ về phát triển ngành năng lượng theo hướng xanh và bền vững.' Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam, ông Kim H. Christensen phát biểu tại lễ ký kết.
Bà Maya Malik, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Phát triển Dự án Điện gió La Gàn cũng cho biết: ‘‘Chúng tôi tự hào khi được hỗ trợ việc hợp tác giữa các đơn vị có năng lực chuyên môn cao thuộc hai chính phủ Việt Nam và Đan Mạch, cũng như tự hào là một trong những trang trại điện gió ngoài khơi quy mô lớn đầu tiên ký hợp đồng tiến hành các khảo sát địa chất ngoài khơi. Bằng việc trao nhiệm vụ khảo sát địa chất cho CPIM và GEUS, Công ty Cổ phần Phát triển Dự án Điện gió La Gàn tái khẳng định cam kết của chúng tôi hỗ trợ phát triển chuỗi cung ứng địa phương, đồng thời tạo điều kiện chuyển giao kiến thức giữa các nhà cung cấp quốc tế và nội địa trong suốt quá trình thực hiện dự án. Là một nhà phát triển dự án có trách nhiệm và giàu kinh nghiệm, Công ty Cổ phần Phát triển Dự án Điện gió La Gàn sẽ đảm bảo tiến hành các hoạt động khảo sát theo các tiêu chuẩn cao nhất về an toàn, môi trường và xã hội.”
Trong hai năm qua, Dự án La Gàn đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Việt Nam và Đan Mạch trong quá trình phát triển dự án. Theo một nghiên cứu tác động kinh tế do các chuyên gia quốc tế thuộc BVG Associates (đơn vị tư vấn của Ngân hàng Thế giới) thực hiện, dự án sẽ đóng góp hơn 4,4 tỷ USD cho nền kinh tế Việt Nam trong suốt thời gian thực hiện dự án. Dự án cũng dự kiến sẽ tạo ra hơn 45.000 việc làm toàn thời gian (FTE) cho các lao động trong nước tại Việt Nam, trong đó 1 đơn vị FTE tương đương với 1 việc làm trong thời gian 1 năm. Khi hoàn thành và đi vào hoạt động hết công suất, dự án dự kiến sẽ cung cấp điện cho hơn 7 triệu hộ gia đình Việt Nam mỗi năm và giúp giảm phát thải 130 triệu khí thải CO2 trong suốt vòng đời dự án.
PHƯƠNG MAI
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
-
Tua bin điện gió ảnh hưởng gì đến cây trồng, vật nuôi?
-
Chưa nghiệm thu, hai nhà máy điện gió vẫn được cấp phép vận hành thương mại
-
Chuyển đổi năng lượng sạch, tiến tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0
-
Đánh giá tác động của các dự án điện gió
-
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam đề xuất kịch bản phát triển để Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050
-
Phiên họp đầu tiên của Nhóm Công tác kỹ thuật về Thị trường năng lượng trong giai đoạn mới
-
Nhiều nhà đầu tư điện gió lo phá sản
-
Chuyển dịch năng lượng Việt Nam - cơ hội và thách thức
Bài viết mới:
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên (20/02/2025)

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Ruối tại quán Quạ và 03 cây Muỗm hơn 300 năm của xã Cự Khê, huyện Thanh Oai - cách Trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 15 Km về hướng Nam, vừa được cộng đồng tổ chức đón Băng công nhận Cây Di sản Việt Nam, đúng vào dịp khánh thành tôn tạo đình Hạ Khê Tang (ngày 14/3/2025)
.jpg)