Tài nguyên - Thiên nhiên » Năng lượng
Việt Nam đối mặt với nguy cơ thiếu hụt khí đốt
(00:24:27 AM 18/06/2011)
Việt Nam sẽ đối mặt với nguy cơ thiếu hụt khí đốt
Theo WB, hiện ngành khí Việt Nam đang phải đối mặt với 3 thách thức lớn khiến nguy cơ thiếu hụt khí sẽ có thể xảy ra vào năm 2025-khi mà nhu cầu khí đốt tăng gấp 3 lần so với hiện nay. Đó là: Giá khí không ổn định do phương pháp định giá không rõ ràng, không khuyến khích được nhà đầu tư. Bên cạnh đó, năng lực chuyển đổi tài nguyên với trữ lượng khá lớn sang các nguồn dự trữ còn hạn chế; trong đó quá trình thăm dò, khai thác, chế biến, vận chuyển và phân phối để đưa khí đốt từ các mỏ đến với thị trường vẫn lạc hậu. Cùng với cơ cấu và quản lý ngành cũng chưa hợp lý, sự kết hợp giữa ngành khí và điện còn nhiều bất cập ....
Vì vậy, Chính phủ Việt Nam cần sớm đưa ra những chính sách trọng tâm, lộ trình cụ thể trên cơ sở xem xét các đề xuất của WB và các chuyên gia trong Báo cáo “Khung Phát triển ngành khí Việt Nam” để tránh được nguy cơ thiếu hụt khí đốt khi nhu cầu khí tăng gấp 3 lần.
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho biết, mặc dù Việt Nam có trữ lượng khí lên tới 700 tỷ m 3 và khoảng 700 tỷ m 3 khí chưa được đánh giá trữ lượng nhưng đến nay mới khai thác được khoảng 90 tỷ m 3 khí phục vụ phát điện, sản xuất phân bón và một số ngành công nghiệp khác. Việt Nam cũng chưa phát hiện được mỏ dầu khí nào lớn.
Theo dự báo, sau năm 2025, Việt Nam sẽ phải nhập khẩu khí đốt để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước lên tới 17 tỷ m 3 /năm. Vì vậy, để có nguồn khí ổn định, đảm bảo an ninh năng lượng, việc xây dựng Khung phát triển ngành khí Việt Nam; bao gồm việc xây dựng giá khí hợp lý, lộ trình phát triển thị trường khí và cơ chế quản lý phát triển ngành khí nhằm thu hút các nhà đầu tư cũng như tạo ra tín hiệu giúp các hộ sử dụng khí hiệu quả là hết sức cần thiết.
Ông Vượng cũng cho biết, để phát triển ngành khí Việt Nam, vẫn còn nhiều việc phải làm. Trước mắt, các chuyên gia phải đánh giá các khuyến nghị của WB trong Báo cáo này để từ đó xây dựng thành các khuyến nghị chính thức trình lên Chính phủ xem xét phê duyệt.
Tại Hội nghị này, bên cạnh những khuyến nghị về ngành khí dưới góc độ quy mô thực tế, WB cũng đưa ra các khuyến nghị về cơ cấu thể chế để ngành khí Việt Nam phát triển hiệu quả. Theo đó, Bộ Công Thương cần sớm nghiên cứu thành lập Cục điều tiết và quản lý dầu khí để điều tiết khu vực thượng nguồn và có thể cả hạ nguồn. Đặc biệt, Chính phủ và Bộ Công Thương cần tái cơ cấu Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam theo hướng không trao vị trí độc quyền trong dài hạn cho đơn vị này.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
-
Tua bin điện gió ảnh hưởng gì đến cây trồng, vật nuôi?
-
Chưa nghiệm thu, hai nhà máy điện gió vẫn được cấp phép vận hành thương mại
-
Chuyển đổi năng lượng sạch, tiến tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0
-
Đánh giá tác động của các dự án điện gió
-
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam đề xuất kịch bản phát triển để Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050
-
Phiên họp đầu tiên của Nhóm Công tác kỹ thuật về Thị trường năng lượng trong giai đoạn mới
-
Nhiều nhà đầu tư điện gió lo phá sản
-
Chuyển dịch năng lượng Việt Nam - cơ hội và thách thức
Bài viết mới:
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên (20/02/2025)

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Ruối tại quán Quạ và 03 cây Muỗm hơn 300 năm của xã Cự Khê, huyện Thanh Oai - cách Trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 15 Km về hướng Nam, vừa được cộng đồng tổ chức đón Băng công nhận Cây Di sản Việt Nam, đúng vào dịp khánh thành tôn tạo đình Hạ Khê Tang (ngày 14/3/2025)
.jpg)