Tài nguyên - Thiên nhiên » Năng lượng
Thứ sáu, 04/04/2025, 17:30:40 PM (GMT+7)
Thủy điện Đăk Mek 3 sập vì đất, cát “hóa” bêtông
(14:58:17 PM 29/11/2012)(Tin Môi Trường) - Sáng 29/11, Ủy ban Nhân dân tỉnh Kon Tum đã tổ chức họp báo về sự cố vỡ đập thủy điện Đăk Mek 3.
>> Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới >> Các từ khóa nổi bật tại đại hội Vinamilk: Sản phẩm, đổi mới, chất lượng, bền vững >> Đi tìm chất lượng lợi nhuận của ngành sữa >> Đoàn chuyên gia đánh giá chất lượng giáo dục AUN-QA đánh giá 4 chương trình đào tạo của Trường Đại học Nông Lâm TP HCM >> Thanh Trì- Hà Nội: Dự án gần 15 tỷ thi công gây ô nhiễm môi trường và mất an toàn giao thông
Theo báo cáo kết quả kiểm tra của đoàn liên ngành (gồm đại diện Sở Công thương, Sở Xây dựng, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội và Cơ quan điều tra của Công an), nhận định ban đầu của cơ quan chuyên môn về sự cố vỡ đập thủy điện Đăk Mek 3 là do chủ đầu tư thi công đập sai so với hồ sơ thiết kế cơ sở đã được Sở Công thương tham gia ý kiến.
Cụ thể, lõi đập phải bêtông đá hộc; bơm vữa ximăng, đổ bêtông liên tục với mác 150 nhưng thực tế tại hiện trường thì đất, cát, đá “hóa” bêtông.
Ngoài sai phạm trên, chủ đầu tư cũng không báo cáo với Bộ Xây dựng, Ủy ban Nhân dân tỉnh (sau sự cố 24 giờ) theo quy định của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Để giải quyết vụ việc trên, Ủy ban Nhân dân tỉnh Kon Tum yêu cầu chủ đầu tư phải đình chỉ toàn bộ việc thi công công trình, báo cáo ngay sự cố cho Bộ Xây dựng, Ủy ban Nhân dân tỉnh và các ngành chức năng; nộp toàn bộ hồ sơ từ khảo sát, thiết kế, kỹ thuật thi công, tổ chức thi công, giám sát của công trình, hồ sơ chất lượng của công trình (kể cả hồ sơ nghiệm thu từng bước, từng hạng mục công trình) cho Sở Xây dựng trước ngày 1/12.
Chủ đầu tư phải có phương án, kế hoạch cụ thể khắc phục hậu quả sự cố xảy ra, trong đó thực hiện ngay việc khai thông đảm bảo dòng chảy trên lưu vực sông Đăk Mi.
Ủy ban Nhân dân tỉnh cũng giao Sở Xây dựng chọn đơn vị tư vấn xây dựng có năng lực, kinh nghiệm để thực hiện khảo sát, đánh giá và xác định nguyên nhân sự cố, làm rõ trách nhiệm của người gây ra; chủ trì và phối hợp Sở Công thương và các đơn vị liên quan kiểm tra toàn bộ hồ sơ.
Ủy ban Nhân dân tỉnh giao Ủy ban Nhân dân huyện Đăk Glei kiểm tra, giám sát việc đình chỉ thi công, khắc phục sự cố; giao Công an tỉnh phối hợp đơn vị liên quan điều tra làm rõ vụ việc chết người tại công trình này.
Tại cuộc họp, chủ đầu tư công trình vắng mặt không có lý do. Trong buổi họp báo này, tỉnh Kon Tum cũng chưa làm rõ được vai trò, trách nhiệm của Ủy ban Nhân dân huyện Đăk Glei khi sự cố xảy ra, có hay không việc huyện Đăk Glei “ém” thông tin.
Ông Đặng Thanh Long - Chánh văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh Kon Tum, chủ trì buổi họp báo cho biết “sẽ cho kiểm tra, kiểm chứng lại thông tin việc huyện Đăk Glei biết hay không về sự cố này ngay từ đầu để làm rõ trách nhiệm.”
Ông Long cũng cho biết thêm, trước đó tỉnh Kon Tum cũng thường xuyên chỉ đạo các địa phương, kiểm tra các công trình thủy điện trên địa bàn.
Sự cố vỡ đập thủy điện Đăk Mek 3 đã làm vỡ hầu hết các bức tường phía thượng lưu đập, phần còn lại bị nứt lộ thiên rất nhiều. Riêng bức tường hạ lưu còn nguyên.
Hoàng Cao Nguyên (TTXVN)
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
-
Tua bin điện gió ảnh hưởng gì đến cây trồng, vật nuôi?
-
Chưa nghiệm thu, hai nhà máy điện gió vẫn được cấp phép vận hành thương mại
-
Chuyển đổi năng lượng sạch, tiến tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0
-
Đánh giá tác động của các dự án điện gió
-
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam đề xuất kịch bản phát triển để Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050
-
Phiên họp đầu tiên của Nhóm Công tác kỹ thuật về Thị trường năng lượng trong giai đoạn mới
-
Nhiều nhà đầu tư điện gió lo phá sản
-
Chuyển dịch năng lượng Việt Nam - cơ hội và thách thức
Bài viết mới:
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
.jpg)
Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Sáu cây cổ thụ có tuổi đời 250 đến 800 năm tuổi ở Vườn quốc gia Phú Quốc được công nhận là cây di sản Việt Nam ngày hôm nay (28/3). Đây cũng là những cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
.jpg)