Di sản xanh » Kiến trúc xanh
Cầu không xây được vì kinh phí... lớn
(07:19:59 AM 24/09/2011)
Hàng ngày muốn đến trường ,các em phải cởi quần áo cho vào túi nylon, bơi qua dòng Khe Rào
Ông bạn thân mến, ông còn nhớ câu chuyện người dân vượt sông trên dây cáp hồi 2009 không?
Hồi đó tôi còn ở Ý, đã tốt nghiệp về nước đâu, có chuyện gì ông nói tôi nghe đi.
Thế này, do ảnh hưởng bão, các cây cầu bắc qua sông Pô Kô đã bị nước lũ cuốn trôi. Vì thế, muốn qua sông, hơn 60 người dân xã Đắk Ang (Kon Tum) phải buộc mình trượt trên một sợi dây cáp bắc ngang sông Pô Kô.
Thế à, bà con vùng lũ khổ thế à.
Chưa hết đâu, còn không đau lòng bằng việc hàng chục học sinh ở bản Ông Tú xã miền núi Trọng Hóa (huyện Minh Hóa - Quảng Bình) phải cởi quần áo ngoài cho vào túi nylon, bơi một tay, tay còn lại giơ cao cặp sách lên đầu cho khỏi ướt bơi qua dòng Khe Rào để tới trường học. Các em phải bơi như thế, hai lần mỗi ngày, khổ hơn cơ.
À, cái vụ đó tôi biết, gần đây báo chí phản ánh nhiều. Nghe đâu cầu cũng sắp xây rồi. Nhưng mà có gì liên quan hả ông, tại sao tự dưng ông nhắc đến mấy chuyện đó?
Tôi nhắc đến vì chưa biết đến bao giờ mới có cây cầu bắc qua Khe Rào bởi các nhà chức trách huyện Minh Hóa thật sự cũng đã từng tiến hành khảo sát để xây dựng cầu cho người dân đi lại, nhưng kế hoạch phải tạm hoãn chỉ vì kinh phí quá lớn...
Quá lớn là bao nhiêu?
Tôi không rõ, nhưng ở khu 154, thuộc xã Đắk Ang đã được đầu tư 1,5 tỷ đồng bắc cầu treo để đi lại. Nên nếu xây 1 cây cầu như vậy hoặc na ná như vậy thì chắc cũng chừng ấy, hoặc có thể 2-3 tỷ hoặc hơn, tôi không rõ lắm về khoản kinh phí.
Ôi, tôi tưởng nhiều tỷ lắm, chứ trong khoảng ấy thì đâu có quá khó để huy động.
Ông nói dễ thế, ông tưởng Việt Nam nhiều mạnh thường quân lắm hả?
Tôi không chỉ nói nhà hảo tâm, tôi nói đến ngân sách nhà nước ấy, nhiều sự việc chưa khẩn cấp đầu tư mà cũng vẫn quyết đầu tư, trong khi vấn đề này ảnh hưởng trực tiếp bà con, đồng bào mình mà lại còn chần chừ. Không lẽ chỉ khi xảy ra những thảm họa sông nước lần nữa như mấy vụ thương tâm của 18 học sinh ở bến Nông Sơn (Quảng Nam) năm 2003, vụ chìm đò làm chết 5 học sinh ở xã Ngọc Tố (Sóc Trăng) năm 2008, khi đó các nhà chức trách mới tỉnh à?
Cứ chờ... như thế , các em học sinh tiếp tục bơi qua sông để đến trường !
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
-
Những tòa nhà chọc trời bằng bùn giữa lòng Yemen
-
Thành phố của những thác nước
-
Làng cổ gần 700 năm đẹp như tranh
-
Dùng dằng Mã Pì Lèng
-
Trùng tu ngôi đình hơn 100 tuổi, giữ nguyên hai cây bồ đề độc đáo trên nóc
-
Quần thể đền thờ nằm dưới tảng đá khổng lồ
-
Công viên có thể tự di chuyển
-
Phát động cuộc thi thiết kế nhà an toàn trong bão lụt
Bài viết mới:
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)

Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".

Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
(Tin Môi Trường) - Ngày 6/112/2024 (nhằm ngày mùng 6/11 năm Giáp Thìn), Bảo tàng Quang Trung đã tổ chức Lễ giỗ nhân kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân (1802 – 2024) tại Đền thờ Đô đốc Bùi Thị Xuân (khối Phú Xuân, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn – Bình Định) theo nghi thức giỗ truyền thống.

Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
(Tin Môi Trường) - Di tích lịch sử mộ và khu lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (xã Sơn Trung, H.Hương Sơn, Hà Tĩnh) vừa được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.
.jpg)