Di sản xanh » Kiến trúc xanh
Bảo tàng Đà Nẵng được tặng bức sắc phong cổ
(12:45:31 PM 18/05/2012)
|
Bức sắc phong giấy dó màu vàng nhạt hình chữ nhật có kích thước 80 x 40 cm với đường viền trang trí hình rồng, mây, hoa văn chấm phủ nhũ bạc.
Đây là sắc phong chức “Thự thủ thành Thành Điện Hải” - Cai đội làm nhiệm vụ cai quản binh lính trấn giữ thành vào năm 1840. Do phần mặt trước của bản sắc bị cắt mất nên chưa xác định được tên vị quan được sắc phong. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào năm 1840, chính là thời điểm mà danh thần Nguyễn Công Trứ vào kiểm tra hệ thống phòng thủ của Đà Nẵng.
|
Ông Hà Phước Mai, Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng cho biết lâu nay chúng ta thường biết nhiều đến sắc phong thần của triều đình phong kiến ban tặng cho đình làng, miếu mạo, chùa chiền nhưng rất hiếm gặp sắc phong tước, do đó, bức sắc phong “Thự thủ thành Thành Điện Hải” lần đầu tiên được phát hiện, có niên đại sớm là nguồn tư liệu rất quý trong việc nghiên cứu di tích lịch sử này.
Đồn Điện Hải được xây dựng năm Gia Long thứ 12 (1813) ở gần cửa sông Hàn sau đó được dời vào bên trong, đến năm Minh Mạng thứ 15 (1834) thì đổi tên thành Thành Điện Hải.
|
Đến năm Thiệu Trị thứ 7 (1847), chu vi Thành Điện Hải mở rộng đến 556 m, tường bao cao 5 m, hào sâu 3 m với 2 cổng chính, bên trong có nơi bàn việc triều đình, Kỳ đài, kho quân nhu, khí tài cùng 30 khẩu súng thần công đã nổ tiếng súng đầu tiên chống quân xâm lược Pháp.
Thành Điện Hải được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia năm 1988 và ngày nay một số đoạn thành vẫn giữ được nguyên vẹn, bên trong thành hiện là Bảo tàng Đà Nẵng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
-
Những tòa nhà chọc trời bằng bùn giữa lòng Yemen
-
Thành phố của những thác nước
-
Làng cổ gần 700 năm đẹp như tranh
-
Dùng dằng Mã Pì Lèng
-
Trùng tu ngôi đình hơn 100 tuổi, giữ nguyên hai cây bồ đề độc đáo trên nóc
-
Quần thể đền thờ nằm dưới tảng đá khổng lồ
-
Công viên có thể tự di chuyển
-
Phát động cuộc thi thiết kế nhà an toàn trong bão lụt
Bài viết mới:
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)

Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".

Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
(Tin Môi Trường) - Ngày 6/112/2024 (nhằm ngày mùng 6/11 năm Giáp Thìn), Bảo tàng Quang Trung đã tổ chức Lễ giỗ nhân kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân (1802 – 2024) tại Đền thờ Đô đốc Bùi Thị Xuân (khối Phú Xuân, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn – Bình Định) theo nghi thức giỗ truyền thống.

Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
(Tin Môi Trường) - Di tích lịch sử mộ và khu lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (xã Sơn Trung, H.Hương Sơn, Hà Tĩnh) vừa được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.
.jpg)