Môi trường » Không khí
Khói lò than đầu độc cây trái
(11:04:03 AM 30/08/2011)
|
Khói than khiến cả vườn sầu riêng của ông Nguyễn Văn Tiến chỉ có một cây cho trái và trái lép như thế này - Ảnh: Quang Vinh |
Ông Nguyễn Văn Đém, ấp Hòa Thành, xã Xuân Hòa, chỉ tay ra vườn cam sau nhà than: khói lò than từ các hướng vây bủa bám chặt vào thân và lá cây làm cam không thể ra hoa kết trái.
Xơ xác vườn cây
Ông Đém kể trước đây ông phải đốn bỏ 1ha xoài cát Hòa Lộc vì khói bụi lò than làm cây không phát triển. Giờ đây 1ha cam sành của ông cũng không lớn nổi vì khói bụi lò than bám đen từ gốc đến ngọn cây.
Cách vườn trồng cam sành của ông Đém 200m là vườn cây vú sữa, sầu riêng, chuối của ông Nguyễn Văn Tiến cũng đang bị ảnh hưởng nặng từ khói lò than. 30 gốc vú sữa 10 năm tuổi của ông Tiến mỗi năm chỉ thu hoạch được 0,2 tấn trái loại 2 và loại 3, bán mất giá nên chỉ thu lại được một nửa số tiền đã bỏ ra mua phân, thuốc và công chăm sóc. Trong khi đó các vườn vú sữa khác nằm ngoài khu vực bị ảnh hưởng khói lò than, với số lượng cây như trên có thể cho thu hoạch 5-7 tấn trái/năm. Vườn sầu riêng của ông Tiến cũng bị thất thu nặng. Trong 100 gốc sầu riêng 11 năm tuổi của ông chỉ một cây có... một trái teo tóp!
Trên đường đi dọc bờ sông Kinh Xáng (Phụng Hiệp), chúng tôi gặp nhiều nông dân than phiền thu nhập từ vườn cây ngày một ít đi. Ông Sáu Đức kể ông trồng 1ha sầu riêng chỉ hái được 120 trái thay vì thu được 4-6 tấn như các vùng khác. Ông Nguyễn Văn Hiếu, một thương lái trái cây lâu năm ở xã Xuân Hòa, cho biết cây trồng trong vùng bị ảnh hưởng từ khói lò than đều giảm năng suất 70-80%.
Ông Nguyễn Văn Vũ, chủ tịch UBND xã Xuân Hòa, cho biết cả xã có khoảng 200ha vườn trái cây chịu ảnh hưởng của khói lò than khiến năng suất sụt giảm hơn 70% so với các vùng lân cận. Hiện có trên 700 hộ dân ở ba ấp: Hòa Thành Hòa, An và Hòa Lộc 2 đang gặp khó khăn trong sản xuất và đời sống do khói lò than. “Xã cũng nhiều lần phản ảnh với cơ quan chức năng nhưng việc xử lý khói than vẫn chưa hiệu quả” - ông Vũ nói.
Đang quy hoạch vùng sản xuất than
Một chủ lò than cho biết xã Xuân Hòa có trên 200 lò than hầm củi. Các lò than này gần như hoạt động suốt ngày và không có thiết bị xử lý khói trước khi thải ra môi trường. Ông Ba Bùi, một chủ lò than ở ấp Hòa Lộc 2, xã Xuân Hòa, cho biết các chủ lò than rất muốn sản xuất đảm bảo an toàn cho các vườn cây nhưng chưa biết xử lý khói than như thế nào. “Chúng tôi nghe nói Nhà nước sẽ quy hoạch vùng sản xuất than nhưng nhiều năm nay vẫn chưa thấy thực hiện”- ông Ba Bùi nói.
Ông Lê Hoàng Điện, chủ tịch UBND huyện Kế Sách, xác nhận ở xã Xuân Hòa (huyện Kế Sách, Sóc Trăng) và xã Phú Hữu (cách xã Xuân Hòa một con sông, thuộc huyện Châu Thành, Hậu Giang) có khoảng 600 lò than hầm củi đang gây ảnh hưởng đến sản xuất cây trồng và đời sống người dân.
Theo ông Điện, trước đây ngành tài nguyên môi trường đã nghiên cứu xử lý khói thải từ lò than nhưng chưa hiệu quả vì giá thành quá cao. Hiện cơ quan chức năng đang nghiên cứu đưa ra các mô hình khác hợp lý hơn để sớm cải thiện tình hình ô nhiễm khói bụi.
Ngoài ra, huyện cũng đang quy hoạch vùng đất hợp lý để đưa toàn bộ lò hầm than củi về tập trung sản xuất. Khi đó, phía bên ngoài khu vực sản xuất than củi sẽ trồng cây xoài để hạn chế khói bụi. Đồng thời ngành nông nghiệp sẽ đưa các loại cây trồng phù hợp với môi trường, để phục hồi sản xuất vùng đất trồng cây ăn trái lâu năm dọc sông Kinh Xáng và sông Kinh Cũ trù phú này.
Theo QUANG VINH/Tuổi Trẻ
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
-
Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
-
Giám sát việc thực hiện các giải pháp giảm thiểu bụi tại sân bay Long Thành
-
Không khí ở Bắc Bộ tiếp tục bị ô nhiễm, người dân hạn chế hoạt động ngoài trời
-
Hà Nội hỏa tốc yêu cầu ứng phó ô nhiễm không khí
-
Nhà máy ồn, ngột ngạt khu dân cư: Không đình chỉ vì... chưa có quy định
-
Chuyên gia khí hậu giải thích vì sao Hà Nội nóng 60 độ C?
-
Tháng 3, chất lượng không khí miền Bắc vẫn trong giai đoạn ô nhiễm cao nhất trong năm
-
Hà Nội tiếp tục lọt top 10 thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
.jpg)
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Thêm 8 cây cổ thụ ở ngoại thành Hà Nội lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Dưới sự chủ trì của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh, Hội đồng Cây Di sản Việt Nam vừa họp, xét công nhận thêm 8 cây cổ thụ vùng ven thành phố Hà Nội đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam.
.jpg)