Môi trường » Không khí
Bình Dương: bụi mỏ đá gây ô nhiễm nghiêm trọng
(20:49:25 PM 19/09/2011)
Bụi mỏ đá gây ô nhiễm nghiêm trọng ở Bình Dương- Ảnh minh họa
Cập tỉnh lộ ĐT746 phía bờ sông Đồng Nai có đến 14 bến cảng trung chuyển đá lên sà-lan đi tiêu thụ. Tần suất hoạt động liên tục của xe chở đá khiến mặt đường bị bong tróc từng mảng, ổ gà, ổ voi nối tiếp nhau, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Bụi đá tung "hỏa mù" gây ô nhiễm khiến hàng trăm hộ dân bị ảnh hưởng sức khỏe, hàng chục héc-ta lúa, hoa màu bị “điếc” nhiều vụ.
Chủ tịch UBND xã Thường Tân, Nguyễn Minh Can cho biết: “Xã đã nhận được đơn thư khiếu nại của bà con về chuyện khai thác đá gây ô nhiễm môi trường và đường sá hư hỏng. Tuy nhiên, các công ty khai thác đá lại do Sở Tài nguyên-Môi trường Bình Dương và Bộ cấp phép quản lý nên chính quyền xã cũng bất lực đứng nhìn, dân chịu trận”.
Có mặt tại Thường Tân chúng tôi mới biết vùng đất này rất giàu khoáng sản. Với diện tích mặt bằng khai thác khoảng 180 ha, hiện trữ lượng rất lớn nên khai thác còn kéo dài nhiều năm. Trên tỉnh lộ ĐT 746 vào sâu chừng 500 mét thuộc địa phận ấp 2 và 3 tình trạng khai thác đá khuấy động cả một vùng. Từng đoàn xe ben 30 tấn vận chuyển đá ngày đêm không ngơi nghỉ.
Sau nhiều năm kêu cứu không thắng, hàng trăm hộ dân đành “sống chung” với bụi mỏ đá, ngậm ngùi nhận tiền “trợ cấp” hàng tháng từ các công ty khai thác đá.
Ông Nguyễn Văn Minh, cán bộ địa chính xã Thường Tân cho biết, danh sách thống kê sơ bộ, có hơn 100 hộ dân có ruộng sản xuất quanh các mỏ đá bị ảnh hưởng do bụi mỏ đá gây ra. Từ đầu năm đến nay, cứ đến vụ sản xuất, UBND xã mời doanh nghiệp khai thác đá và người dân bị ảnh hưởng tự thương lượng với nhau về mức đền bù, hỗ trợ, chứ chính quyền không can thiệp.
Bà Trần Thị Lanh, ở ấp 3, xã Thường Tân cho biết, gia đình có 1,8 ha ruộng lúa cấy 3 vụ/năm, nhưng có 6 mỏ đá bao vây xung quanh nên vụ nào cũng bị mất mùa. Có vụ lúa sắp trổ bông bị “điếc” hơn phân nửa do bụi mỏ đá phủ một lớp bụi trắng cánh đồng. Bà Lanh cho biết: “Sau nhiều năm kêu cứu, Công ty khai thác đá mới chịu “ngồi lại thương lượng” bồi thường cho dân bị thiệt hại hoa màu, vụ lúa thất thu vừa qua. Vụ vừa rồi, tôi được đền hơn 6 triệu đồng”.
Hiện có hơn 10 hộ dân nằm trên tuyến đường trung chuyển của xe chở đá đi qua được nhận từ 2-3 triệu đồng/hộ/tháng – ông Nguyễn Văn Bình, ngụ ấp 2, xã Thường Tân cho biết.
Ngoài đền bù hoa màu, số ít hộ dân sống vùng “tâm điểm” bụi đá cũng được trợ cấp hàng tháng tiền độc hại (gọi là bồi thường sức khỏe). Ông Nguyễn Minh Can, chủ tịch UBND xã Thường Tân bức xúc , so với những gì mà các doanh nghiệp khai thác đá để lại thì mức hỗ trợ như vậy cũng chưa thực sự thỏa đáng.
Theo TTXVN
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
-
Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
-
Giám sát việc thực hiện các giải pháp giảm thiểu bụi tại sân bay Long Thành
-
Không khí ở Bắc Bộ tiếp tục bị ô nhiễm, người dân hạn chế hoạt động ngoài trời
-
Hà Nội hỏa tốc yêu cầu ứng phó ô nhiễm không khí
-
Nhà máy ồn, ngột ngạt khu dân cư: Không đình chỉ vì... chưa có quy định
-
Chuyên gia khí hậu giải thích vì sao Hà Nội nóng 60 độ C?
-
Tháng 3, chất lượng không khí miền Bắc vẫn trong giai đoạn ô nhiễm cao nhất trong năm
-
Hà Nội tiếp tục lọt top 10 thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
.jpg)
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Thêm 8 cây cổ thụ ở ngoại thành Hà Nội lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Dưới sự chủ trì của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh, Hội đồng Cây Di sản Việt Nam vừa họp, xét công nhận thêm 8 cây cổ thụ vùng ven thành phố Hà Nội đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam.
.jpg)