Môi trường » Không khí
Gia tăng ô nhiễm hữu cơ và vi sinh ở TP HCM
(23:52:53 PM 17/06/2011)
Tại TP HCM, nồng độ chất ô nhiễm trong không khí khu vực ven đường giao thông, trong đó chủ yếu là CO tăng 1,44 lần và bụi PM10 (tức bụi có kích thước bé hơn 10μ) tăng 1,07 lần.
Tại Hội thảo quốc tế về “Bảo vệ môi trường đô thị và khu công nghiệp trong hội nhập quốc tế”, TP.HCM ngày 17-18/3, các đại biểu nhìn nhận thực trạng chung đáng báo động về những áp lực môi trường phải chịu trong quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa.
![]() |
Ông Nguyễn Hữu Tín (đứng) thừa nhận, ô nhiễm nước, không khí, xử lý chất thải là những vấn đề rất trầm trọng của TP, cũng là những vấn đề khó xử lý của Việt Nam. (Ảnh: VG) |
Vấn đề ô nhiễm được thể hiện rõ qua những số liệu từ thực tế, nồng độ chất ô nhiễm trong không khí khu vực ven đường giao thông, trong đó chủ yếu là CO tăng 1,44 lần và bụi PM10 (tức bụi có kích thước bé hơn 10μ) tăng 1,07 lần.
Kết quả quan trắc khu vực TP.HCM quý I/2007 cho thấy, so với cùng thời điểm mùa khô năm 2006, có sự gia tăng ô nhiễm hữu cơ tăng 2-4 lần và có dấu hiệu ô nhiễm vi sinh ở khu vực bãi rác Đông Thạnh, Đông Hưng Thuận (quận 12) và Linh Trung (Thủ Đức).
Kênh rạch ở khu vực nội thành bị ô nhiễm hữu cơ và vi sinh ở mức độ cao. Phần lớn nước thải sinh hoạt mới được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại gia đình.
Nhiều nhà máy, cơ sở sản xuất chưa có hệ thống xử lý nước thải, hoặc nếu có trang bị thì không vận hành thường xuyên.
Cũng trong hội thảo này, các chuyên gia môi trường nước ngoài đã đưa ra những giải pháp bảo vệ môi trường trước quá trình đô thị hóa ở
Ông Nguyễn Hữu Tín, Phó Chủ tịch UBND TP, thừa nhận, ô nhiễm nước, không khí, xử lý chất thải là những vấn đề rất trầm trọng của TP, cũng là những vấn đề khó xử lý của Việt Nam.
Trao đổi bên lề hội nghị, TS Phan Minh Tân, Giám đốc Sở Khoa học&Công nghệ TP.HCM cho rằng: Xử lý rác hiện nay bị động, nhiều công trình chưa đồng bộ.
Nhiều đơn vị dùng biện pháp chôn lấp rác một thời gian rồi mới xây dựng hệ thống xử lý, nhưng nhiều khi công trình xử lý rác chưa hoàn thiện đã được đưa vào hoạt động. Bãi rác Đông Thạnh là một ví dụ.
Theo ông Tân, hoạt động đầu tư vào xử lý chất thải hiện nay còn chậm do chính sách chưa thoả đáng. Cần có chính sách ưu đãi hơn nữa cho các nhà đầu tư xử lý chất thải.
Đối với lượng điện mà các đơn vị dùng để đốt rác, cần bán với giá ưu đãi, thậm chí phải bù lỗ. Ngoài ra, cần ưu đãi thuế nhập khẩu thiết bị công nghệ trong lĩnh vực này.
Hiện, TP.HCM có khoảng 6.000 tấn rác mỗi ngày. Sắp tới, phải làm quyết liệt khâu phân loại rác, để xử lý rác tốt hơn và có hiệu quả kinh tế.
(Theo VNN)
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
-
Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
-
Giám sát việc thực hiện các giải pháp giảm thiểu bụi tại sân bay Long Thành
-
Không khí ở Bắc Bộ tiếp tục bị ô nhiễm, người dân hạn chế hoạt động ngoài trời
-
Hà Nội hỏa tốc yêu cầu ứng phó ô nhiễm không khí
-
Nhà máy ồn, ngột ngạt khu dân cư: Không đình chỉ vì... chưa có quy định
-
Chuyên gia khí hậu giải thích vì sao Hà Nội nóng 60 độ C?
-
Tháng 3, chất lượng không khí miền Bắc vẫn trong giai đoạn ô nhiễm cao nhất trong năm
-
Hà Nội tiếp tục lọt top 10 thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
.jpg)
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Thêm 8 cây cổ thụ ở ngoại thành Hà Nội lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Dưới sự chủ trì của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh, Hội đồng Cây Di sản Việt Nam vừa họp, xét công nhận thêm 8 cây cổ thụ vùng ven thành phố Hà Nội đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam.
.jpg)