Môi trường » Không khí
Đốt đồng tràn lan gây ô nhiễm
(23:47:09 PM 17/06/2011)
Khói đốt đồng gây cay mắt và ô nhiễm môi trường
Những gốc rạ sau vụ gặt nằm phơi lại ngoài đồng. Sau vài ngày nắng to, rạ được vun thành từng đống trên mặt ruộng rồi bị đốt cháy. Những cột khói bốc cao nghi ngút, gặp gió sẽ lan rộng ra khắp nơi và tràn vào vùng dân cư sống liền kề khiến những hộ dân sống gần cánh đồng vô cùng bức xúc.
Ông Phạm Quốc Huân, một người dân ở xã Quảng Bình, huyện Quảng Xương cho biết: “Phía sau nhà chúng tôi là cánh đồng rộng thênh thang, đã hơn nửa tháng nay, cứ đến chiều là gió lại cuốn từng đợt khói đốt rạ vào nhà. Cả ngày được mỗi buổi chiều mở cửa ra cho có gió mát thì lại bị khói cuốn vào nồng nặc.”
Trên những đường làng ngõ xóm, đường liên huyện và ngay cả trên tuyến quốc lộ 1A chạy qua địa bàn huyện, tình trạng đốt rơm sau khi tuốt lúa xong cũng diễn ra tương tự.
Những đống rơm được chất thành đống, chờ cho khô, dân sẽ châm lửa đốt đi cho gọn. Nhiều cây cối hai bên đường đã bị cháy theo cùng lửa rơm. Ngay cả những hàng cột mốc chỉ dẫn km (cột cây số) trên các quốc lộ cũng chịu chung số phận bị đốt đen thui.
Điều nguy hiểm hơn là những đống rơm trên quốc lộ bốc lên từng cột khói mù mịt ngay giữa giờ cao điểm khiến người tham gia giao thông gặp không ít khó khăn. Nhiều vụ va quệt người, xe đã xảy ra trên các tuyến quốc lộ do những cột khói dày đặc bốc lên che mất tầm nhìn, nhưng rất may chưa có vụ nào gây chết người.
Việc đốt rơm rạ sau mỗi vụ gặt không còn là vấn đề của riêng vùng quê huyện Quảng Xương mà là tình trạng chung của hầu hết các vùng trồng lúa ở tỉnh Thanh Hóa. B ên cạnh việc tiêu hủy rơm rạ bằng cách đốt lửa, tình trạng dùng thuốc hóa học để tiêu hủy rơm rạ cũng đang diễn ra tràn lan, khiến đồng ruộng càng thêm ô nhiễm.
Ông Nguyễn Xuân Sang, Phó giám đốc sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hoá cho biết, bình quân mỗi ha có khoảng 9 đến 10 tấn rơm rạ. Mỗi vụ thu hoạch lúa, Thanh Hoá có trên dưới 1 triệu tấn rơm rạ, đó là nguồn nguyên liệu rất lớn có thể đưa vào phục vụ sản xuất nấm ăn rất hiệu quả.
Thiết nghĩ, đã đến lúc các nhà khoa học, nhà quản lý phải vào cuộc tìm giải pháp sử dụng có hiệu quả nguồn rơm rạ, vừa giúp nông dân có thêm nguồn thu nhập, lại tránh được ô nhiễm môi trường.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
-
Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
-
Giám sát việc thực hiện các giải pháp giảm thiểu bụi tại sân bay Long Thành
-
Không khí ở Bắc Bộ tiếp tục bị ô nhiễm, người dân hạn chế hoạt động ngoài trời
-
Hà Nội hỏa tốc yêu cầu ứng phó ô nhiễm không khí
-
Nhà máy ồn, ngột ngạt khu dân cư: Không đình chỉ vì... chưa có quy định
-
Chuyên gia khí hậu giải thích vì sao Hà Nội nóng 60 độ C?
-
Tháng 3, chất lượng không khí miền Bắc vẫn trong giai đoạn ô nhiễm cao nhất trong năm
-
Hà Nội tiếp tục lọt top 10 thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới
Bài viết mới:
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên (20/02/2025)

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
.jpg)
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Thêm 8 cây cổ thụ ở ngoại thành Hà Nội lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Dưới sự chủ trì của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh, Hội đồng Cây Di sản Việt Nam vừa họp, xét công nhận thêm 8 cây cổ thụ vùng ven thành phố Hà Nội đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam.
.jpg)