Tài nguyên - Thiên nhiên » Khoáng sản
Phú Yên: Vùng núi Sơn Hòa xới tung vì khai thác đá
(14:06:25 PM 25/10/2012)Khai thác đá trái phép ở Phú Yên. (Nguồn: Báo Kinh tế nông thôn)
Ở khu vực giáp ranh giữa hai xã Suối Bạc và Sơn Hà, gần chục hécta đất rẫy đang bị xới tung để khai thác đá bazan với hàng trăm khối đá chất chồng chờ chở đi tiêu thụ. Ở cuối bãi đá, hàng chục người dân hì hục đục từng viên đá chẻ. Họ dựng lều, nấu ăn tại chỗ và khai thác đá công khai.
Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sơn Hòa, Nguyễn Ngọc Tiên cho biết vùng khai thác đá trên chưa được cấp phép khai thác cho bất cứ đơn vị, cá nhân nào. Trên địa bàn huyện Sơn Hòa có 6 doanh nghiệp tư nhân được Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Yên cấp phép khai thác đá. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng giấy phép để khai thác trái phép.
Chẳng hạn, Công ty trách nhiệm hữu hạn Granida Phú Yên được cấp phép khai thác mỏ đá Sơn Xuân trên diện tích 0,68ha. Nhưng doanh nghiệp lại lén lút khai thác một khu vực khác trên diện tích 17,6ha và đã bị phát hiện, đình chỉ. Tương tự, Công ty cổ phần khoáng sản Việt Nhật được cấp giấy phép khai thác đá đen trên diện tích 11,5ha tại Bầu Thỏ thuộc thôn Ngân Điền (xã Sơn Hà) trong vòng 7 năm để chế biến các loại đá thành phẩm với sản lượng mỗi năm 90.000m3 thành phẩm. Tuy nhiên, quan sát tại hiện trường cho thấy chỉ có khoảng chục công nhân đang chẻ đá thủ công.
Trong khi đó, dự án xây dựng nhà máy chế biến đến nay công ty này vẫn chưa thực hiện và liên tục vi phạm chở đá thô nguyên khai tiêu thụ ở ngoài tỉnh.
Theo Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Sơn Hòa, Phạm Đình Phụng: “Từ ngày được cấp phép, công ty này không đầu tư gì, chỉ khai thác đá cuội và hoạt động theo kiểu ăn xổi.”
Tình trạng khai thác đá trái phép, nhất là đá bazan trên địa bàn có chiều hướng gia tăng và đang trở thành điểm nóng. Có một thực tế là hiện nay nông dân đang cần đất để trồng mía nên phải khai thác đá cuội trong ruộng để san ủi, cải tạo đất. Chính vì thế nên nhiều doanh nghiệp đã lén lút mua đá để tiêu thụ trái phép.
Ông Phạm Đình Phụng cho biết huyện đã thành lập tổ công tác liên ngành để kiểm tra, chỉ đạo chính quyền cơ sở thường xuyên giám sát các doanh nghiệp đang hoạt động, xác minh rõ nguồn đá được doanh nghiệp khai thác. Nếu phát hiện doanh nghiệp nào vi phạm sẽ kiến nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh thu hồi giấy phép.
Huyện cũng đã kiến nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh, Sở Tài nguyên Môi trường trước khi cấp phép phải đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp, tránh tình trạng được cấp phép rồi khai thác thô theo kiểu ăn xổi mà không đầu tư công nghệ để nâng cao giá trị của loại khoáng sản này.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
-
Tây Ninh: Nhiều sai phạm về hoạt động khai thác khoáng sản
-
Công ty Cổ phẩn Phước Phúc Nhân chuyên khai thác đất phạt 233 triệu đồng vì dính nhiều vi phạm
-
Nghi vấn doanh nghiệp lớn ở Lâm Đồng khai thác khoáng sản trái phép
-
Công ty nào đề xuất khai thác bô xít quy mô lớn ở Bình Phước?
-
Phú Thọ: Siết chặt quản lý, sử dụng đất công ích
-
Khai thác quặng đất hiếm: Nhiều rủi ro cho môi trường
-
Nguy cơ gây thiệt hại cho môi trường sinh thái từ khai thác đất hiếm
-
Các nguồn thải và nguy cơ ô nhiễm môi trường trong khai thác quặng đất hiếm
Bài viết mới:
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)

Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 09/4/2025, Hội đồng Cây Di sản Việt Nam đã họp, công nhận thêm 145 cây cổ thụ của các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Bình, Lâm Đồng, Đắc Lắc, Long An, đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam.
.jpg)