Tài nguyên - Thiên nhiên » Khoáng sản
Phát hiện nhiều "địa đạo" khai thác thiếc trái phép tại Đà Lạt
(20:59:55 PM 29/04/2013)Hình ảnh minh họa
Vị trí của các “địa đạo" khai thác thiếc được xác định thuộc tiểu khu 144b, lâm phần do Ban quản lý rừng Lâm Viên quản lý (hiện được giao cho một công ty nhận khoán bảo vệ).
Theo một cán bộ bảo vệ rừng, vị trí của các "địa đạo" này nằm cách khu vực "địa đạo" thiếc trong Thung lũng Tình yêu đã bị ngành chức năng san lấp khoảng 1km.
Quan sát tại hiện trường cho thấy, trong khu vực này có ba miệng hầm cao khoảng 1,5m, rộng 1m với dấu vết đào còn khá mới. Trong đó có một hầm thiếc đã được đào sâu vào vách núi, bên trong đường hầm được kè gỗ thông chống sạt lở rất chắc chắn.
Hai miệng hầm còn lại đang đào dở, vì các đối tượng bỏ chạy vào rừng khi thấy có lực lượng chức năng đến kiểm tra.
Ông Nguyễn Đức Cứ, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân phường 8 cho biết, qua kiểm tra cơ quan chức năng địa phương đã lập biên bản và thu giữ một số phương tiện như cuốc, xẻng, máy phát điện, xe rùa… của các đối tượng lạ mặt bỏ lại.
Trước đó, vào tháng 6/2012, chính quyền thành phố Đà Lạt đã phải dùng mìn đánh sập một hầm đào thiếc dài hàng trăm mét. Đây là đường hầm mà “thiếc tặc” dùng để khai thác thiếc trái phép trong Thung lũng Tình yêu suốt một thời gian dài.
Sau nhiều đợt kiểm tra, truy quét không hiệu quả, chính quyền thành phố Đà Lạt mới cho nổ mìn, phá sập đường hầm để ngăn không cho “thiếc tặc” tiếp tục hoạt động.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
-
Tây Ninh: Nhiều sai phạm về hoạt động khai thác khoáng sản
-
Công ty Cổ phẩn Phước Phúc Nhân chuyên khai thác đất phạt 233 triệu đồng vì dính nhiều vi phạm
-
Nghi vấn doanh nghiệp lớn ở Lâm Đồng khai thác khoáng sản trái phép
-
Công ty nào đề xuất khai thác bô xít quy mô lớn ở Bình Phước?
-
Phú Thọ: Siết chặt quản lý, sử dụng đất công ích
-
Khai thác quặng đất hiếm: Nhiều rủi ro cho môi trường
-
Nguy cơ gây thiệt hại cho môi trường sinh thái từ khai thác đất hiếm
-
Các nguồn thải và nguy cơ ô nhiễm môi trường trong khai thác quặng đất hiếm
Bài viết mới:
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)

Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 09/4/2025, Hội đồng Cây Di sản Việt Nam đã họp, công nhận thêm 145 cây cổ thụ của các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Bình, Lâm Đồng, Đắc Lắc, Long An, đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam.
.jpg)