Tài nguyên - Thiên nhiên » Khoáng sản
Khám phá mỏ kim cương khổng lồ ở Siberia 
(15:34:22 PM 18/09/2012)
Chi nhánh Viện Hàn lâm Khoa học Nga tại Siberia công bố hố Popigai có trữ lượng kim cương lên đến nhiều ngàn tỉ carat, vượt xa trữ lượng kim cương toàn cầu hiện có.
Những hạt kim cương hơn 50 carat được khai thác tại mỏ Yakutia của Nga - Ảnh: Reuters
Trả lời hãng tin RIA Novosti, ông Nikolai Pokhilenko - Viện trưởng Viện Địa chất và Khoáng sản tại thành phố Novosibirsk - cho biết kim cương nơi đây có các dạng phân tử carbon khác nhau, cứng gấp 2 lần kim cương thường. Nguyên nhân do phải chịu áp suất và nhiệt độ cực lớn khi thiên thạch khổng lồ đụng vào Trái đất gây vụ nổ cực lớn, để lại hố rộng 100 km cách đây 35 triệu năm.
Thực ra, các nhà khoa học Liên Xô đã phát hiện mỏ kim cương này từ những năm 1970 nhưng các nhà lãnh đạo lúc đó không cho khai thác mà lựa chọn sử dụng kim cương tổng hợp.
Phát hiện về mỏ kim cương này có thể dẫn tới “cuộc cách mạng” trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Chi nhánh Viện Hàn lâm Khoa học Nga tại Siberia thông báo rằng giới khoa học đã có một cuộc thảo luận tại Novosibirsk hồi cuối tuần trước và cho rằng cần có nghiên cứu thêm để đánh giá về tiềm năng kinh tế của mỏ kim cương này.
Viện Địa chất và Khoáng sản ở Novosibirsk đang lên kế hoạch gửi đoàn thám hiểm đến khảo sát mỏ kim cương với sự hợp tác của công ty khai thác mỏ quốc doanh Nga Alrosa.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
-
Tây Ninh: Nhiều sai phạm về hoạt động khai thác khoáng sản
-
Công ty Cổ phẩn Phước Phúc Nhân chuyên khai thác đất phạt 233 triệu đồng vì dính nhiều vi phạm
-
Nghi vấn doanh nghiệp lớn ở Lâm Đồng khai thác khoáng sản trái phép
-
Công ty nào đề xuất khai thác bô xít quy mô lớn ở Bình Phước?
-
Phú Thọ: Siết chặt quản lý, sử dụng đất công ích
-
Khai thác quặng đất hiếm: Nhiều rủi ro cho môi trường
-
Nguy cơ gây thiệt hại cho môi trường sinh thái từ khai thác đất hiếm
-
Các nguồn thải và nguy cơ ô nhiễm môi trường trong khai thác quặng đất hiếm
Bài viết mới:
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)

Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 09/4/2025, Hội đồng Cây Di sản Việt Nam đã họp, công nhận thêm 145 cây cổ thụ của các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Bình, Lâm Đồng, Đắc Lắc, Long An, đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam.
.jpg)