Tài nguyên - Thiên nhiên » Khoáng sản
Cà Mau:Trữ lượng than bùn của vùng rừng U Minh Hạ còn khoảng 13 triệu tấn
(07:59:00 AM 18/06/2015)Theo kết quả điều tra, đánh giá của Liên đoàn Bản đồ địa chất miền Nam, thuộc Cục Ðịa chất khoáng sản Việt Nam, hiện trữ lượng than bùn của vùng rừng U Minh Hạ (Cà Mau) còn khoảng 13 triệu tấn, với giá trị kinh tế hàng nghìn tỷ đồng.
Diện tích và trữ lượng than bùn tập trung nhiều nhất ở Vườn Quốc gia U Minh Hạ, một phần tại phân khu giao Trại giam Cái Tàu quản lý và một phần thuộc lâm phần công ty lâm nghiệp U Minh Hạ.
Trước đây, diện tích và trữ lượng than bùn rừng U Minh Hạ rất lớn, nhưng trải qua nhiều đợt cháy rừng, than bùn bị cháy trên một diện tích lớn. Than bùn là nguồn tài nguyên tự nhiên, không tái tạo, có giá trị kinh tế cao, đặc biệt quý hiếm và cần được bảo tồn.
Ảnh minh họa: TL
Tại Việt Nam, diện tích đất than bùn chỉ chiếm 36.000 ha và phân bố rải rác nhiều nơi trên cả nước, nhưng chủ yếu là ở Đồng bằng sông Cửu Long, rừng U Minh, thuộc các tỉnh Cà Mau và Kiên Giang với diện tích khoảng 24.000 ha. Trong tổng số diện tích gần 40.000 ha của rừng U Minh Hạ thì chỉ có khoảng 8.527 ha có chứa than bùn.
Đất than bùn với giá trị và chức năng sinh học vô cùng to lớn, có vai trò quan trọng trong việc giảm đỉnh lũ và duy trì dòng chảy cơ bản của các dòng sông trong suốt mùa khô. Mặt khác, vai trò của than bùn cũng như một nhà máy lọc tự nhiên cung cấp nguồn nước sạch cho con người.
Môi trường và hệ sinh thái đất than bùn còn đóng góp vào việc kiểm soát khí hậu địa phương cũng như khí hậu toàn cầu. Ngoài ra, tỷ lệ các loài đặc hữu ở vùng đất than bùn cũng cao hơn so với các hệ sinh thái vùng khô hạn trong cùng một vùng địa sinh học.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
-
Tây Ninh: Nhiều sai phạm về hoạt động khai thác khoáng sản
-
Công ty Cổ phẩn Phước Phúc Nhân chuyên khai thác đất phạt 233 triệu đồng vì dính nhiều vi phạm
-
Nghi vấn doanh nghiệp lớn ở Lâm Đồng khai thác khoáng sản trái phép
-
Công ty nào đề xuất khai thác bô xít quy mô lớn ở Bình Phước?
-
Phú Thọ: Siết chặt quản lý, sử dụng đất công ích
-
Khai thác quặng đất hiếm: Nhiều rủi ro cho môi trường
-
Nguy cơ gây thiệt hại cho môi trường sinh thái từ khai thác đất hiếm
-
Các nguồn thải và nguy cơ ô nhiễm môi trường trong khai thác quặng đất hiếm
Bài viết mới:
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)

Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 09/4/2025, Hội đồng Cây Di sản Việt Nam đã họp, công nhận thêm 145 cây cổ thụ của các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Bình, Lâm Đồng, Đắc Lắc, Long An, đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam.
.jpg)