Tài nguyên - Thiên nhiên » Khoáng sản
Khai thác vàng sa khoáng huỷ hoại môi trường ở Đắc Lắc
(00:22:48 AM 18/06/2011)
Khai thác vàng sa khoáng huỷ hoại môi trường ở Đắc Lắc
Nhiều người đã có ý kiến phản ánh lên các cấp thẩm quyền, nhưng đến nay vẫn không được xem xét xử lý. Hiện nay, tình trạng khai thác vàng trái phép vẫn tiếp tục và diễn biến càng thêm phức tạp.
Sau khi phát hiện có vàng sa khoáng xâm tán trong tầng đất cát, sỏi ở các bãi cát, hai bên bờ suối Ea M’Đoan, hàng trăm người mang các phương tiện máy móc, dụng cụ chuyên dụng từ địa phương khác đến vùng này đào đãi vàng. Tại hai nhánh gần thượng nguồn suối Ea M’Đoan trên một quãng dài trên 5 km thuộc địa bàn Thôn 7, Thôn 8, Thôn 9 và Thôn 10 xã Ea M’Đoan có tới 16 tụ điểm khai thác vàng sa khoáng.
Các nhóm đều sử dụng máy bơm thuỷ lực lớn và dùng vòi phun nước vào bờ suối, làm lớp đất, cát sỏi bở rời và sạt lở. Sau đó, những nhóm người này đưa số đất, cát xuống nước suối để đãi tìm vàng. Tại đây, các nhóm người này còn sử dụng 2 tàu nhỏ neo đậu giữ dòng suối dùng vận chuyển đất cát và sử dụng máy móc đào đãi vàng.
Do s uốt thời gian dài và liên tục đào bới, phun nước xả vào bờ suối, nên cả quảng dài các đoạn bờ suối bị sạt lở; nhiều cây rừng trong đó có không ít cây gỗ to bị bật gốc, sạt xuống suối. Đất sản xuất hoa màu của người dân trong vùng cũng bị sụt lở. Do đào đãi vàng từ đầu nguồn, nước suối thường xuyên đục ngầu, bà con không thể sử dụng cho sinh hoạt...
Người dân địa phương đang mong các cơ quan chức năng có biện pháp xử lý các tụ điểm khai thác vàng sa khoáng trên địa bàn.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
-
Tây Ninh: Nhiều sai phạm về hoạt động khai thác khoáng sản
-
Công ty Cổ phẩn Phước Phúc Nhân chuyên khai thác đất phạt 233 triệu đồng vì dính nhiều vi phạm
-
Nghi vấn doanh nghiệp lớn ở Lâm Đồng khai thác khoáng sản trái phép
-
Công ty nào đề xuất khai thác bô xít quy mô lớn ở Bình Phước?
-
Phú Thọ: Siết chặt quản lý, sử dụng đất công ích
-
Khai thác quặng đất hiếm: Nhiều rủi ro cho môi trường
-
Nguy cơ gây thiệt hại cho môi trường sinh thái từ khai thác đất hiếm
-
Các nguồn thải và nguy cơ ô nhiễm môi trường trong khai thác quặng đất hiếm
Bài viết mới:
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên (20/02/2025)

Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Ruối tại quán Quạ và 03 cây Muỗm hơn 300 năm của xã Cự Khê, huyện Thanh Oai - cách Trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 15 Km về hướng Nam, vừa được cộng đồng tổ chức đón Băng công nhận Cây Di sản Việt Nam, đúng vào dịp khánh thành tôn tạo đình Hạ Khê Tang (ngày 14/3/2025)
.jpg)