Tài nguyên - Thiên nhiên » Khoáng sản
Dân lo ngại về nguồn lợi thủy sản ở Tuyên Quang
(00:23:36 AM 18/06/2011)
Ngày 6/12, dân ở xã Đà Vị, huyện Na Hang gặp mặt và chia sẻ các kết quả nghiên cứu về nguồn lợi thủy sản trên sông Năng, một nhánh của sông Gâm, tỉnh Tuyên Quang.
“Một thành viên trình bày kết quả nghiên cứu tại hội thảo” - ảnh Nguyễn Hoàng Long-BirdLife International in Indochina
Đại diện chính quyền địa phương cũng có mặt để lắng nghe dân bày tỏ mối lo ngại về sự thay đổi sinh thái ở khu vực thượng nguồn sông Gâm từ khi thủy điện Tuyên Quang được xây dựng.
Nhóm nghiên cứu bao gồm những người địa phương được cộng đồng đề cử dựa trên kiến thức phong phú của họ về nguồn lợi thủy sản trong vùng.
Với sự tài trợ của Quỹ Đối tác về các Hệ Sinh thái Trọng yếu (CEPF), Trung tâm Bảo tồn&Phát triển Tài nguyên Nước (WARECOD) tiến hành tập huấn cho nhóm nghiên cứu này để xác định và thu thập thông tin về đa dạng sinh học nước ngọt trên sông Năng.
Trong buổi hội thảo, nhóm nghiên cứu đã trình bày kết quả điều tra về 53 loài thủy sinh và 14 dụng cụ đánh bắt được dân sử dụng phổ biến trên sông Năng.
Họ cũng lưu ý đến một diện tích đất lớn bị ngập nước sau khi xây dựng hồ chứa của thủy điện Tuyên Quang.
“Sông Năng sau khi xây dựng đập thủy điện Tuyên Quang”
Một báo cáo nghiên cứu trước của WARECOD đã chỉ ra sự suy giảm rõ rệt về số lượng của 32 loài thủy sinh vật và một số bãi đẻ của chúng ở phía hạ lưu và cho rằng một phần nguyên nhân là do việc xây dựng đập thủy điện Tuyên Quang.
Các đại điện của UBND xã Đà Vị, Phòng Tài nguyên&Môi trường huyện Nà Hang và Sở Tài nguyên&Môi trường tỉnh Tuyên Quang cũng tham gia hội thảo và chia sẻ ý kiến. Nhóm nghiên cứu địa phương bày tỏ mối quan ngại về việc dân tiếp tục sử dụng các công cụ đánh bắt trên sông mang tính hủy diệt như kích điện và tình trạng ngày càng có nhiều người sống phụ thuộc vào nguồn lợi thủy sản do chương trình tái định cư để xây dựng thủy điện chưa thật sự phù hợp.
Đất canh tác bị thu hẹp và nhiều trường hợp đất đền bù chỉ đủ để xây dựng nhà ở nên việc kiếm sống dựa vào hoạt động đánh bắt thủy sản ngày càng tăng.
Các đại biểu tham dự hội thảo đề nghị chính quyền địa phương tích cực trợ giúp người dân trong quá trình tìm kiếm sinh kế thay thế bền vững, đặc biệt đối với những người đã bị thu đất và hỗ trợ quản lý hiệu quả nguồn lợi thủy sản bằng việc tăng cường thực thi pháp luật hiện hành và ủng hộ việc đưa ra các quy định mới phù hợp cho địa phương.
WARECOD (www.warecod.org.vn) là một tổ chức phi chính phủ trong nước được thành lập năm 2006 với mục tiêu thúc đẩy việc sử dụng bền vững tài nguyên nước của Việt Nam. Trung tâm đã tiến hành nhiều dự án nghiên cứu và các hoạt động nâng cao nhận thức về việc cải thiện cuộc sống của cộng đồng sống ven sông, thúc đẩy việc sử dụng một cách cân bằng nguồn tài nguyên nước và cảnh báo những tác động tiêu cực của các dự án phát triển như các công trình xây dựng thủy điện không được lập kế hoạch phù hợp. CEPF triển khai kế hoạch đầu tư trị giá 9,5 triệu USD trong năm năm ở khu vực Đông Dương bằng việc lựa chọn BirdLife International là nhóm thực hiện cấp vùng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
-
Tây Ninh: Nhiều sai phạm về hoạt động khai thác khoáng sản
-
Công ty Cổ phẩn Phước Phúc Nhân chuyên khai thác đất phạt 233 triệu đồng vì dính nhiều vi phạm
-
Nghi vấn doanh nghiệp lớn ở Lâm Đồng khai thác khoáng sản trái phép
-
Công ty nào đề xuất khai thác bô xít quy mô lớn ở Bình Phước?
-
Phú Thọ: Siết chặt quản lý, sử dụng đất công ích
-
Khai thác quặng đất hiếm: Nhiều rủi ro cho môi trường
-
Nguy cơ gây thiệt hại cho môi trường sinh thái từ khai thác đất hiếm
-
Các nguồn thải và nguy cơ ô nhiễm môi trường trong khai thác quặng đất hiếm
Bài viết mới:
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên (20/02/2025)

Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Ruối tại quán Quạ và 03 cây Muỗm hơn 300 năm của xã Cự Khê, huyện Thanh Oai - cách Trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 15 Km về hướng Nam, vừa được cộng đồng tổ chức đón Băng công nhận Cây Di sản Việt Nam, đúng vào dịp khánh thành tôn tạo đình Hạ Khê Tang (ngày 14/3/2025)
.jpg)