Công nghệ xanh » Khoa học- Công nghệ
Tàu thăm dò NASA chuẩn bị bắn laser phá đá sao Hoả
(21:12:18 PM 18/08/2012)Một viên đá nằm ngay gần Curiosity tại địa điểm hạ cánh của thăm dò tại Hố Gale đã được lựa chọn là mục thiêu cho thiết bị laser mang tên gọi ChemCam.
Các chim tia laser ngắn nhưng mạnh từ ChemCam sẽ phá vỡ bề mặt của viên đá, trước khi quét và phân tích ánh sáng plasma, qua đó có thể xác định thành phần hóa học hình thành đá. Nhiệm vụ này dự kiến sẽ diễn ra vào tối 18/8 theo giờ Mỹ.
Viên đá, được đặt tên là N165, được dự đoán là không có giá trị khoa học nhưng sẽ cho thấy liệu ChemCam có sẵn sàng cho một nhiệm vụ quan trọng hay không.
Tàu thăm dò của NASA mang nhiều thiết bị để phục vụ nhiệm trên, nhưng ChemCam có lẽ là thiết bị được quan tâm nhất vì chưa thiết bị nào như vậy được đưa lên “hành tinh Đỏ” trước đó.
ChemCam được đặt trên cột ăng-ten của Curiosity mà từ đó nó sẽ phóng một chùm laser lên các viên đá từ khoảng cách 7m. Thiết bị này sẽ là một phần quan trọng của quá trình nhằm lựa chọn các mục tiêu khoa học trong sứ mệnh kéo dài 2 năm của tàu thăm dò.
Nếu laser tìm ra một viên đá thú vị, Curiosity sẽ di chuyển tới gần hơn và triển khai các thiết bị khác để tiến hành một nghiên cứu tra chi tiết hơn.
Curiosity hạ cánh xuống Hố Gale gần xích đạo của sao Hoả 2 tuần trước. Sứ mệnh của tàu là để tìm kiếm các bằng chứng về việc liệu “hành tinh Đỏ” có thể hỗ trợ sự sống hay không.
Con tàu Curiosity, nặng gần 1 tấn và trị giá 2,5 tỷ USD, là loại tàu thăm dò vũ trụ lớn nhất và hoàn thiện nhất của NASA từng được phóng lên sao Hoả cho tới nay.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn
-
Hàng triệu người đang bị lừa bởi website giả mạo Zalo
-
Sao chổi 80.000 năm mới 'hiện hình' xuất hiện trên bầu trời Việt Nam
-
Nhiều tỉnh lo bị ngắt dữ liệu đất đai, hàng vạn hồ sơ ùn tắc
-
Du khách ra vịnh Hạ Long như "mất tích" vì không có sóng điện thoại
-
TP.HCM sử dụng máy bay không người lái, tàu tự hành, máy quét laser vẽ mô hình 3D kênh rạch
-
Ong vò vẽ chúa có thể sống dưới nước cả tuần
-
Xuất hiện "vua quái vật" dài 12 m, nguy hiểm hơn T-rex
-
Phát hiện "quái vật Tây Bengal" giống T-rex lai cá sấu
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim
(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.

Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'
(Tin Môi Trường) - Một thời, các loại ống hút làm từ tre, cỏ bàng, tinh bột, giấy... được nhiều người lựa chọn theo xu hướng sống thân thiện với môi trường. Hiện nay, dù không còn là trào lưu thời thượng, các sản phẩm 'xanh' này vẫn có thị trường riêng.

Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học
(Tin Môi Trường) - Theo ghi nhận của các chuyên gia Bkav, lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng, kẻ xấu giả danh cán bộ ngân hàng vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.
.jpg)