Công nghệ xanh » Khoa học- Công nghệ
Phát hiện hàng ngàn núi mới dưới đáy đại dương
(09:02:44 AM 04/10/2014)
Lí do khiến chúng ta không hay biết về sự xuất hiện của chúng mãi tới hiện nay là vì, tất cả các ngọn núi trên đều tọa lạc ở đáy đại dương. Nhà nghiên cứu Dave Sandwell đến từ Viện Hải dương học Scripps (Mỹ) và các cộng sự đã khám phá ra sự tồn tại của những ngọn núi này dưới nước nhờ sử dụng các vệ tinh radar và cho công bố phát hiện của họ trên tạp chí Science Magazine.
Giáo sư Sandwell cho biết: "Trong các bộ dữ liệu radar thu thập được trước đây, chúng tôi có thể nhìn thấy mọi thứ cao hơn 2km và 5.000 ngọn núi dưới đáy biển. Với bộ dữ liệu mới, chúng tôi vẫn chưa hoàn tất kết quả nghiên cứu, nhưng tôi phỏng đoán là có thể quan sát những thứ cao 1,5km ... Số lượng các ngọn núi dưới nước đang tăng lên với cấp số nhân và kích thước giảm xuống. Vì vậy, chúng ta có thể phát hiện thêm 25.000 ngọn núi nữa ngoài 5.000 ngọn núi đã biết".
Theo các chuyên gia, biết rõ nơi tọa lạc của các ngọn núi dưới nước rất quan trọng đối với việc bảo tồn và quản lý ngành ngư nghiệp, do các sinh vật hoang dã có xu hướng quần tụ quanh những cao điểm dưới đại dương này. Sự gồ ghề của đáy biển cũng quan trọng, vì nó lái hướng các luồng chảy và thúc đẩy sự hòa trộn - các đặc điểm thiết yếu cho việc hiểu rõ cách các đại dương luân chuyển nhiệt và tác động đến khí hậu như thế nào.
Tuy nhiên, vốn hiểu biết của chúng ta về đáy biển rất nghèo nàn, bằng chứng là những khó khăn chúng ta đã vấp phải khi tìm kiếm chiếc máy bay MH370 mất tích của hãng hàng không Malaysia Airlines, vốn được tin là đã đâm xuống phía tây Australia. Vấn đề là, nước biển mặn mờ đục trước mọi kỹ thuật tiêu chuẩn đang được sử dụng để lập bản đồ các ngọn núi trên cạn.
Các máy định vị âm thả từ tàu biển có thể thu thập thông tin có độ phân giải rất cao bằng cách thu - phát phản hồi âm thanh tới các cấu trúc dưới đáy biển. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được ứng dụng khảo sát không đầy 10% các đại dương trên thế giới, vì đòi hỏi quá nhiều nỗ lực liên quan.
Lựa chọn thay thế là một phương pháp gián tiếp, sử dụng các vệ tinh trang bị dụng cụ đo độ cao. Hầu hết các bản đồ trên thế giới về bố cục tổng thể của những ngọn núi dưới đáy biển đều dựa vào phương pháp này. Khám phá mới nhất về sự tồn tại của hàng ngàn ngọn núi dưới đáy đại dương có được nhờ sử dụng các vệ tinh của Hải quân Mỹ và Cơ quan hàng không vũ trụ châu Âu (ESA).
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn
-
Hàng triệu người đang bị lừa bởi website giả mạo Zalo
-
Sao chổi 80.000 năm mới 'hiện hình' xuất hiện trên bầu trời Việt Nam
-
Nhiều tỉnh lo bị ngắt dữ liệu đất đai, hàng vạn hồ sơ ùn tắc
-
Du khách ra vịnh Hạ Long như "mất tích" vì không có sóng điện thoại
-
TP.HCM sử dụng máy bay không người lái, tàu tự hành, máy quét laser vẽ mô hình 3D kênh rạch
-
Ong vò vẽ chúa có thể sống dưới nước cả tuần
-
Xuất hiện "vua quái vật" dài 12 m, nguy hiểm hơn T-rex
-
Phát hiện "quái vật Tây Bengal" giống T-rex lai cá sấu
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim
(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.

Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'
(Tin Môi Trường) - Một thời, các loại ống hút làm từ tre, cỏ bàng, tinh bột, giấy... được nhiều người lựa chọn theo xu hướng sống thân thiện với môi trường. Hiện nay, dù không còn là trào lưu thời thượng, các sản phẩm 'xanh' này vẫn có thị trường riêng.

Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học
(Tin Môi Trường) - Theo ghi nhận của các chuyên gia Bkav, lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng, kẻ xấu giả danh cán bộ ngân hàng vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.
.jpg)