Công nghệ xanh » Khoa học- Công nghệ
Một bài báo của 2 tác giả Việt Nam bị rút khỏi tạp chí quốc tế
(18:22:28 PM 15/10/2014)
Bài báo đã đăng trên Springerplus trước khi bị rút - ảnh: L.Quỳnh
Tác giả bài báo là Nguyen Van Toan và Tran Thi Hanh, hiện là giảng viên khoa Công nghệ sinh học, ĐH Quốc tế TP.HCM (trực thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM).
Nội dung bài báo là về điều trị hen suyễn bằng các chất chống oxy hóa có nguồn gốc tự nhiên. Bài báo bị SpringerPlus thông báo rút vào ngày 25.9.2014.
Theo thông báo rút bỏ, phiên bản gốc của bài báo (Van Toan và Thi Hanh 2013) đã bị rút lại do các vấn đề liên quan đến đạo đức: thử nghiệm lâm sàng đã không được chấp thuận bởi một ủy ban đạo đức, và các tác giả đã không cung cấp các bằng chứng cho thấy họ được đồng ý bởi các bệnh nhân.
Đồng thời, cố vấn khoa học của thử nghiệm lâm sàng này (ANZCTR 2012) là GS Steven Neill thuộc ĐH West of England (Anh) phát biểu rằng: ông không hề biết gì về nghiên cứu này và rằng trường West of England cũng không liên quan đến.
Một điều bắt buộc đối với các nghiên cứu thực nghiệm đăng trên SpringerPlus phải được thực hiện với sự chấp thuận của một ủy ban đạo đức phù hợp, và nghiên cứu được tiến hành trên người phải thống nhất với các hướng dẫn của Tổ Chức Y tế Thế Giới (WHO).
Biên tập viên của SpringerPlus Max Haring cho biết: GS Steven Neill là nhà khoa học thực vật của ĐH West of England, ông chưa hề thực hiện nghiên cứu trên người. Tác giả bài báo Nguyen Van Toan nhận bằng Tiến sỹ tại West of Englang năm 2007, nhưng mối liên hệ duy nhất của ông với nhà trường có vẻ là do chính ông đã liệt kê như là một cơ quan liên hiệp trong bài báo đã bị rút bỏ.
“Tôi đã liên lạc với giáo sư Steven Neill và thông báo với ông về quyết định rút bài báo của chúng tôi. Ông chỉ ra rằng ông hay trường ĐH West of England đều không hay biết gì về nghiên cứu này. Hoàn toàn có khả năng là tác giả đã phát biểu quá hoặc liệt kê sai cơ quan liên hiệp của ông với trường West of England”, ông Max Haring nói.
Cũng theo ông Max Haring, ban biên tập của SpringerPlus phát hiện vi phạm này thông qua thông báo của một độc giả; và trước đó, nghiên cứu này đã bị loại (reject) bởi một tạp chí khác cũng của Springer, sau đó tác giả gửi bản thảo này tới SpringerPlus và được chấp nhận đăng.
SpringerPlus là một tạp chí truy cập mở open-access của Springer.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn
-
Hàng triệu người đang bị lừa bởi website giả mạo Zalo
-
Sao chổi 80.000 năm mới 'hiện hình' xuất hiện trên bầu trời Việt Nam
-
Nhiều tỉnh lo bị ngắt dữ liệu đất đai, hàng vạn hồ sơ ùn tắc
-
Du khách ra vịnh Hạ Long như "mất tích" vì không có sóng điện thoại
-
TP.HCM sử dụng máy bay không người lái, tàu tự hành, máy quét laser vẽ mô hình 3D kênh rạch
-
Ong vò vẽ chúa có thể sống dưới nước cả tuần
-
Xuất hiện "vua quái vật" dài 12 m, nguy hiểm hơn T-rex
-
Phát hiện "quái vật Tây Bengal" giống T-rex lai cá sấu
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim
(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.

Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'
(Tin Môi Trường) - Một thời, các loại ống hút làm từ tre, cỏ bàng, tinh bột, giấy... được nhiều người lựa chọn theo xu hướng sống thân thiện với môi trường. Hiện nay, dù không còn là trào lưu thời thượng, các sản phẩm 'xanh' này vẫn có thị trường riêng.

Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học
(Tin Môi Trường) - Theo ghi nhận của các chuyên gia Bkav, lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng, kẻ xấu giả danh cán bộ ngân hàng vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.
.jpg)