Công nghệ xanh » Khoa học- Công nghệ
Lắng nghe động đất để tạo ra bản đồ chính xác nhất về bên trong Trái đất
(15:31:01 PM 18/03/2015)
Bằng cách ghi lại các sóng địa chấn, các nhà nghiên cứu đã có thể xây dựng hình ảnh 3D về lớp manti - lớp nằm giữa vỏ và lõi ngoài của Trái đất. Họ thực hiện điều này bằng cách phân tích tốc độ của các rung chấn, vốn di chuyển rất nhanh qua đá rắn đặc và chậm chạp qua mắc-ma nóng chảy.
Trong các hình ảnh được công bố, những sóng chậm hơn có màu đỏ và cam, trong khi các rung chấn nhanh hơn có màu xanh dương và xanh lục.
Ngoài những hình ảnh 3D trên, tác giả của chúng - giáo sư Jeroen Tromp thuộc Đại học Princeton (Mỹ) đang cố gắng vẽ nên bản đồ về toàn bộ lớp manti, tới độ sâu 3.000 mét, vào cuối năm nay. Để hoàn thành mục tiêu này, ông Tromp và các cộng sự đã sử dụng siêu máy tính Titan, vốn có thể thực hiện 20 triệu tỉ phép tính/giây tại phòng thí nghiệm quốc gia Oak Ridge ở Tennessee, Mỹ.
Cho tới hiện tại, giáo sư Tromp đã xem xét các sóng địa chấn từ 3.000 trận động đất có cường độ ít nhất 5,5 độ Richter, do hàng ngàn trạm ghi địa chấn trên khắp thế giới cung cấp. Bản đồ của ông dự kiến có thể hé lộ vị trí chính xác của các mảng kiến tạo có khả năng gây động đất khi dịch chuyển ngược hướng nhau, cũng như vị trí của mắc-ma nếu nó phun lên bề mặt, gây hoạt động núi lửa.
Nghiên cứu trước đây về vấn đề này chỉ sử dụng 3 loại sóng địa chấn: các sóng chính yếu hay sóng chịu nén, sóng thứ yếu hay sóng trượt và các sóng bề mặt. Trong khi đó, kỹ thuật của giáo sư Tromp sử dụng cả các sóng di chuyển từ tâm động đất tới máy dò cũng như các sóng từ máy dò tới chỗ động đất, gọi là sóng liên hợp.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Lắng nghe động đất để tạo ra bản đồ chính xác nhất về bên trong Trái đất
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn
-
Hàng triệu người đang bị lừa bởi website giả mạo Zalo
-
Sao chổi 80.000 năm mới 'hiện hình' xuất hiện trên bầu trời Việt Nam
-
Nhiều tỉnh lo bị ngắt dữ liệu đất đai, hàng vạn hồ sơ ùn tắc
-
Du khách ra vịnh Hạ Long như "mất tích" vì không có sóng điện thoại
-
TP.HCM sử dụng máy bay không người lái, tàu tự hành, máy quét laser vẽ mô hình 3D kênh rạch
-
Ong vò vẽ chúa có thể sống dưới nước cả tuần
-
Xuất hiện "vua quái vật" dài 12 m, nguy hiểm hơn T-rex
-
Phát hiện "quái vật Tây Bengal" giống T-rex lai cá sấu
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim
(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.

Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'
(Tin Môi Trường) - Một thời, các loại ống hút làm từ tre, cỏ bàng, tinh bột, giấy... được nhiều người lựa chọn theo xu hướng sống thân thiện với môi trường. Hiện nay, dù không còn là trào lưu thời thượng, các sản phẩm 'xanh' này vẫn có thị trường riêng.

Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học
(Tin Môi Trường) - Theo ghi nhận của các chuyên gia Bkav, lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng, kẻ xấu giả danh cán bộ ngân hàng vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.
.jpg)