Công nghệ xanh » Khoa học- Công nghệ
Facebook đổi nút Like, thêm Buồn và Giận dữ 
(10:59:14 AM 25/02/2016)
Các nút biểu thị cảm xúc mới bên cạnh nút Like - Ảnh: Facebook
Chương trình mang tên Facebook Reactions (sự phản ứng) mang tới nhiều cách biểu lộ cảm xúc cho một nội dung đăng tải trên mạng xã hội Facebook hơn là đơn thuần một nút "Like" (Thích / Ủng hộ) duy nhất.
Những nút biểu cảm mới bao gồm: Love (Yêu), Haha (Vui vẻ), Wow (Bất ngờ / Ngạc nhiên), Sad (Buồn), Angry (Giận dữ).
Các nút biểu cảm mới không hiển thị ra hết theo mặc định. Muốn thấy chúng, người dùng nhấn giữ nút Like (phiên bản web), hay rê chuột lên trên nút Like. Một thanh hiển thị các nút Buồn - Vui - Giận dữ... sẽ xuất hiện để chọn lựa.
Không chỉ áp dụng cho nội dung cá nhân đăng tải, các nút biểu cảm mới dùng cho cả các "Fan Pages" (các trang hội nhóm / công ty).
* Tính năng này bắt đầu có mặt trên phiên bản web (facebook.com) và các ứng dụng di động Facebook cho iOS và Android. Người dùng ở các thị trường sẽ lần lượt được xài các nút biểu cảm mới, hiện ưu tiên Colombia, Tây Ban Nha, Nhật, Chile, Ireland, Bồ Đào Nha và Philippines.
Các nút biểu cảm mới - Ảnh: Facebook
Facebook cho biết mất một năm để đưa Reactions vào hiện thực, từ việc khảo sát các nhóm người dùng xem những biểu thị cảm xúc nào người dùng muốn xài trên mạng xã hội bên cạnh những ảnh biểu thị cảm xúc (emoticon/sticker) đã có mặt.
Trước đó tháng 9-2015, ông chủ Facebook Mark Zuckerberg thừa nhận không phải khoảnh khắc nào cũng là khoảnh khắc tốt, và khi bạn chia sẻ điều gì thật buồn như người thân trong gia đình mất, nút "Like" không phù hợp cho nội dung này.
Các nút biểu thị quảng cáo không chỉ tạo hứng thú cho người dùng, chúng sẽ là thước đo giúp Facebook thống kê chi tiết hơn người dùng phản ứng thế nào đối với các dạng nội dung trên mạng xã hội. Bên cạnh đó, phản ứng "Giận dữ", "Buồn"... của người dùng đối với nội dung cũng là những chỉ số mới mà các nhà quảng cáo, tiếp thị mạng xã hội thêm lo thay vì chỉ một nút Like như trước.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn
-
Hàng triệu người đang bị lừa bởi website giả mạo Zalo
-
Sao chổi 80.000 năm mới 'hiện hình' xuất hiện trên bầu trời Việt Nam
-
Nhiều tỉnh lo bị ngắt dữ liệu đất đai, hàng vạn hồ sơ ùn tắc
-
Du khách ra vịnh Hạ Long như "mất tích" vì không có sóng điện thoại
-
TP.HCM sử dụng máy bay không người lái, tàu tự hành, máy quét laser vẽ mô hình 3D kênh rạch
-
Ong vò vẽ chúa có thể sống dưới nước cả tuần
-
Xuất hiện "vua quái vật" dài 12 m, nguy hiểm hơn T-rex
-
Phát hiện "quái vật Tây Bengal" giống T-rex lai cá sấu
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim
(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.

Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'
(Tin Môi Trường) - Một thời, các loại ống hút làm từ tre, cỏ bàng, tinh bột, giấy... được nhiều người lựa chọn theo xu hướng sống thân thiện với môi trường. Hiện nay, dù không còn là trào lưu thời thượng, các sản phẩm 'xanh' này vẫn có thị trường riêng.

Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học
(Tin Môi Trường) - Theo ghi nhận của các chuyên gia Bkav, lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng, kẻ xấu giả danh cán bộ ngân hàng vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.
.jpg)