Tin tức » Hoạt động VACNE
Thứ sáu, 04/04/2025, 11:51:43 AM (GMT+7)
Vấn đề môi trường chưa bao giờ giảm sức nóng
(20:16:11 PM 25/08/2021)(Tin Môi Trường) - Trong chương trình Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Duy trì hoạt động bảo vệ môi trường trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19” vừa được Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam phối hợp với Trung tâm Ứng phó sự cố Môi trường Việt Nam (Trung tâm SOS) tổ chức đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng và rất nhiều câu hỏi thể hiện sự quan tâm tới vấn đề bảo vệ môi trường.
>> Danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực tài nguyên và môi trường >> VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội >> VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam >> Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị) >> "Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ mái nhà chung của toàn nhân loại"
Với tổng số thành viên tham gia thời điểm tọa đàm trực tuyến lên tới 5,2k, hàng trăm câu hỏi liên tục được gửi về trong đó đã có hệ thống câu hỏi gửi trước khi chương trình được tổ chức, chứng tỏ sự quan tâm tới các vấn đề môi trường chưa bao giờ giảm sức nóng.
Các thành viên chủ tọa đang trao đổi các vấn đề liên quan của Tọa đàm
Những vấn đề được đưa ra một cách ngắn gọn
Tọa đàm được bắt đầu với mục tiêu đưa ra những nguy cơ để có thể dễ nhận biết đối với vấn đề bảo vệ môi trường trong mùa dịch, trong đó có những hoạt động của Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, Hội đồng Cây di sản, có những vấn đề liên quan đến môi trường biển và hải đảo, cũng như những sự cố có thể xảy ra bất chấp dịch bệnh đang diễn biến phức tạp. Ngay khi bắt đầu, chương trình đã nhận được sự quan tâm và câu hỏi gửi về đa dạng hơn, mở rộng chủ đề hơn nhưng đều liên quan mật thiết tới môi trường trong đại dịch.
Giáo sư, anh hùng đa dạng sinh học ASEAN Đặng Huy Huỳnh cũng đã theo dõi tọa đàm trực tuyến và gửi câu hỏi tới chương trình, có câu hỏi mang ý nghĩa bao quát và chưa thể giải quyết được trong buổi tọa đàm mở đầu, có câu hỏi gần gũi với mùa dịch về túi nilon và hành động ý nghĩa tại nhà đã khiến cho tất cả các thành viên tham gia tọa đàm sôi nổi bàn luận bởi đây là vấn đề quan tâm của mọi người, mọi nhà và mọi cơ quan, tổ chức liên quan tới môi trường.
Buổi tọa đàm có thêm sự góp mặt của PGS.TS Phùng Chí Sỹ từ Thành phố Hồ Chí Minh, ngoài sự góp mặt của ba khách mời ban đầu, đó là Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sinh – Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Chu Hồi – Đại biểu Quốc hội khóa XV, Ông Phạm Văn Sơn – Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam. Ý kiến tham gia trực tiếp của PGS.TS Phùng Chí Sỹ đã khiến cho không khí của buổi tọa đàm thay đổi, mở rộng chủ đề sang những khó khăn của nhiều đơn vị để có thể hoạt động trong mùa dịch.
Những chủ đề gần gũi đã được đưa ra để cùng thảo luận trong tọa đàm, dù thời lượng chương trình chỉ trong 120 phút nhưng phần nào đã gợi mở được nhiều vấn đề quan trọng đối với hoạt động bảo vệ môi trường hiện nay không chỉ với Việt Nam nói riêng mà còn là vấn đề toàn cầu với Thế giới nói chung.
Với hệ thống câu hỏi được gửi đến tọa đàm trực tuyến liên tục nên không thể đưa toàn bộ các câu hỏi để các khách mời thảo luận và trả lời, nên những câu hỏi này sẽ được phân loại và chuẩn bị cho tọa đàm tiếp theo được tổ chức vào tháng 9 năm 2021.
Hiệu quả ban đầu từ tọa đàm trực tuyến
Đúng như mục tiêu ban đầu được Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sinh – Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đưa ra “Chúng tôi mong tọa đàm này sẽ bắt đầu, gợi mở một số vấn đề để Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam sẽ tổ chức nhiều các tọa đàm tiếp theo” Mục tiêu đó bước đầu được thực hiện chính từ sự quan tâm của một cộng đồng tham gia vào tọa đàm trực tuyến này.
Rất nhiều ý kiến, nhận xét về tọa đàm từ những chuyên gia, từ những thành viên tham gia từ các tỉnh thành: Cao Bằng, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh và rất nhiều tinh thành đều đánh giá cao tọa đàm trực tuyến vì đã đưa ra những vấn đề mọi người dân đều đang quan tâm và chờ đợi.
Như chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Chu Hồi “Chúng tôi mong muốn các tọa đàm tiếp theo sẽ có sự tham gia của nhiều thành viên hơn, mọi người sẽ không chỉ theo dõi tọa đàm, gửi câu hỏi mà có thể trực tiếp trình bày, đưa ra các sáng kiến để cho các chủ đề được giải quyết một cách triệt để và ý nghĩa hơn”
Và ông Phạm Văn Sơn – Tổng Thư ký của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cũng chia sẻ “Chúng tôi rất mong muốn sẽ có nhiều tọa đàm được tổ chức hơn nữa để đồng hành cùng tất cả mọi người trong hoạt động bảo vệ môi trường”
Ban tổ chức tọa đàm trực tuyến “Duy trì hoạt động bảo vệ môi trường trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19” vẫn đang tiếp tục nhận những câu hỏi để chuẩn bị cho chương trình tọa đàm tiếp theo.
Sự quan tâm tới vấn đề môi trường luôn nóng và chưa bao giờ giảm sức nóng dù tình hình dịch bệnh có diễn biến khó lường đến mức nào thì tất cả chúng ta đều phải tự trang bị cho mình những kiến thức thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch vẫn đảm bảo bảo vệ môi trường, vì đó là vấn đề cấp thiết và sự sống còn của cả Thế giới dù trong đại dịch hay khi đại dịch đã đi qua. Chương trình tọa đàm mở đầu đã rất thành công và với sức nóng này, chắc chắn ảnh hưởng và sự lan tỏa từ tọa đàm sẽ là động lực để Ban tổ chức chương trình tọa đàm, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam chuẩn bị cho các chủ đề gần gũi, thiết thực trong tương lai vì tất cả chúng ta đã luôn coi trọng vấn đề bảo vệ môi trường để cùng xây dựng nền tảng cho cộng đồng có ý thức bảo vệ môi trường của chính chúng ta.
Lục Hường
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Cuốn sách “Hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn với phát triển công nghiệp bền vững” đã ra mắt bạn đọc
-
VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội
-
VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam
-
Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam
-
Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam
-
Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam
-
Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ
-
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
-
Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên (20/02/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội
- Cuốn sách “Hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn với phát triển công nghiệp bền vững” đã ra mắt bạn đọc
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội
- Cuốn sách “Hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn với phát triển công nghiệp bền vững” đã ra mắt bạn đọc

Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.
.jpg)