Tin tức » Hoạt động VACNE
Thứ sáu, 04/04/2025, 13:08:08 PM (GMT+7)
Tham vấn về tiêu chuẩn FairWild trong thực thi Nghị định thư Nagoya về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích tại Việt Nam
(11:33:31 AM 23/03/2017)(Tin Môi Trường) - Ngày 23/03/2017, Hội thảo "Tham vấn về áp dụng tiêu chuẩn FairWild trong thực thi Nghị định thư Nagoya về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích tại Việt Nam” đã diễn ra tại Hà Nội. Hội thảo do Cục Bảo tồn đa dạng sinh học phối hợp với Tổ chức Traffic tại Việt Nam tổ chức.
>> Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam >> Thêm 8 cây cổ thụ ở ngoại thành Hà Nội lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam >> Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam >> VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội >> Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
Toàn cảnh buổi Hội thảo
Hội thảo có sự tham dự của ông Phạm Anh Cường, Cục trưởng Cục Bảo tồn đa dạng sinh học; bà Madelon Willemsen, Trưởng đại diện tổ chức Traffic tại Việt Nam; cùng đại diện đến từ các Bộ, ngành; địa phương; các nhà khoa học, các doanh nghiệp, và các chuyên gia.
Phát biểu tại Hội thảo ông Phạm Anh Cường, Cục trưởng Cục Bảo tồn đa dạng sinh học cho biết trong những năm gần đây cùng với quá trình toàn cầu hoá, sự gia tăng dân số và yêu cầu của phát triển kinh tế, các nguồn gen động, thực vật, vi sinh vật và cả những tri thức truyền thống về nguồn gen đang bị mai một, suy thoái và mất dần. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới sự suy thoái nguồn gen đó là nhận thức về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích còn hạn chế.
Ông Phạm Anh Cường, Cục trưởng Cục Bảo tồn đa dạng sinh học phát biểu tại Hội thảo.
Ông Cường cho biết, cùng thời điểm Nghị định thư Nagoya được thông qua, Tiêu chuẩn FairWild phiên bản 2.0 cũng chính thức được phê duyệt bởi Hội đồng FairWild. Mục tiêu của Tiêu chuẩn FairWild nhằm đảm bảo việc thu hái bền vững các loài thực vật ngoài tự nhiên, đồng thời tôn trọng các giá trị truyền thống, văn hóa và thực hiện thương mại công bằng cho các bên liên quan đặc biệt là những người thu hái và người liên quan trong cộng đồng. Như vậy có thể nhận thấy, Tiêu chuẩn FairWild và Nghị định thư Nagoya về ABS đều có chung mục tiêu nhằm hướng tới bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen, trong đó đảm bảo chia sẻ công bằng, hợp lý lợi ích giữa các bên có liên quan.
Phát biểu tại Hội thảo, bà Madelon Willemsen, Trưởng đại diện tổ chức Traffic tại Việt Nam cũng đã chia sẻ về dự án thí điểm tiêu chuẩn FairWild tại Bắc Kạn. Theo đó, một số hoạt động áp dụng FairWild đã được tổ chức tại đây như: hình thành tổ/nhóm thu hái tại Bắc Kạn; tuyên truyền bộ tiêu chuẩn FairWild (tài liệu, bảng truyền thông); tập huấn về tiêu chuẩn FairWild cho người thu hái; hoàn thành đánh giá thị trường dược liệu trong nước và quốc tế; gặp gỡ giữa các công ty và các tổ hợp tác/nhóm thu hái; đánh giá ban đầu về áp dụng tiêu chuẩn FairWild; điều tra trữ lượng giảo cổ lam và Cẩu tích; xây dựng kế hoạch quản lý loài mục tiêu; hỗ trợ trang thiết bị thu hái và chế biến dược liệu.
Bà Madelon Willemsen, Trưởng đại diện tổ chức Traffic tại Việt Nam chia sẻ về dự án thí điểm tiêu chuẩn FairWild tại Bắc Kạn.
Bà Madelon Willemsen chia sẻ về những kết quả đã đạt được như: xây dựng được bộ tài liệu chuẩn FairWild (cả tiếng Anh và tiếng Việt); 1 cuốn hướng dẫn thu hái theo FW bỏ túi; 1 tổ hợp tác và 15 nhóm; 30 cán bộ kiểm lâm được huấn luyện trở thành giảng viên về thu hái bền vững và vận hành tổ hợp tác và nhóm theo FW; 523 người thu hái được tập huấn về thu hái dược liệu bền vững và vận hành tổ hợp tác và nhóm thu hái theo FW; phối hợp với các bên liên quan để tuyên truyền/lồng ghép LW; rà soát chính sách và các quy định về cây dược liệu/hương liệu; xác định được trữ lượng và hạn mức thu hái của giảo cổ lam và Cẩu tích ở Bắc Kạn; đang hoàn thiện kế hoạch quản lý loài mục tiêu.
HỒNG NHUNG -Nguồn: Cục Bảo tồn đa dạng sinh học
Gửi ý kiến bạn đọc về: Tham vấn về tiêu chuẩn FairWild trong thực thi Nghị định thư Nagoya về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích tại Việt Nam
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng”
-
Cuốn sách “Hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn với phát triển công nghiệp bền vững” đã ra mắt bạn đọc
-
VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội
-
VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam
-
Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam
-
Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam
-
Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam
-
Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ
-
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội
- Cuốn sách “Hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn với phát triển công nghiệp bền vững” đã ra mắt bạn đọc
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng”
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội
- Cuốn sách “Hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn với phát triển công nghiệp bền vững” đã ra mắt bạn đọc
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng”

Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.
.jpg)