Tin tức » Hoạt động VACNE
Thứ sáu, 04/04/2025, 06:46:56 AM (GMT+7)
Cây gạo cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam
(15:38:55 PM 07/02/2023)(Tin Môi Trường) - Ngày 4/2, chính quyền và nhân dân địa phương xã Liên Hòa đã long trọng tổ chức lễ đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Gạo cổ thụ tại thôn Lạc Thiện, xã Liên Hòa, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương.TS Nguyễn Ngọc Sinh Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tới dự và phát biểu trong buổi lễ.
>> Thêm 8 cây cổ thụ ở ngoại thành Hà Nội lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam >> Rỏi mật, cây Di sản cũng làm thuốc >> Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân >> Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam >> Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
Cây gạo có tuổi đời khoảng 175 năm, là cây thân gỗ cao 25m, đường kính 97,34 cm, lá xòe rộng.
Cây gạo cổ thụ không đơn thuần là cây lấy bóng mát mà còn là biểu tượng cho làng quê Việt Nam với sự bình yên, sung túc... Năm 2009, cây gạo được Bảo tàng tỉnh Hải Dương về khảo sát và xếp hạng vào danh sách cây cổ thụ cần được vinh danh và bảo vệ.
Ngày 4/2, chính quyền và người dân địa phương long trọng tổ chức lễ đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam. TS Nguyễn Ngọc Sinh (thứ 2 từ trái sang) Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tới dự và trao bằng công nhận trong buổi lễ.
Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam Nguyễn Ngọc Sinh cho biết, cây gạo sẽ được hưởng các điều kiện và ưu đãi theo quy định của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, đặc biệt đối với công tác tư vấn chăm sóc, bảo tồn. Đồng thời, hy vọng người dân địa phương sẽ góp sức chăm sóc, bảo vệ cây gạo phát triển ổn định.
Đây là Cây Di sản thứ 2 tại huyện Kim Thành được công nhận Cây Di sản Việt Nam. Trước đó là cây bồ đề tại xã Kim Tân.
Lãnh đạo UBND xã Liên Hòa cho rằng, việc cây gạo được công nhận là Cây Di sản là niềm tự hào, vinh dự, phần thưởng cao quý về thành quả của toàn thể cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân xã và con em của quê hương trong công tác bảo tồn, tôn tạo giá trị di sản văn hóa của địa phương.
Sự kiện cây gạo cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam đã góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân trong việc trồng, chăm sóc và bảo vệ cây cổ thụ gắn với di tích lịch sử văn hóa.
Cùng với lễ công bố quyết định công nhận Cây Di sản Việt Nam, chùa Khánh Thiện cũng đồng thời tổ chức Lễ hội truyền thống năm 2023 với sự tham gia đông đảo của phật tử, nhân dân và du khách thập phương.
NGỌC LINH
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Cuốn sách “Hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn với phát triển công nghiệp bền vững” đã ra mắt bạn đọc
-
VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội
-
VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam
-
Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam
-
Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam
-
Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam
-
Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ
-
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
-
Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên (20/02/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội
- Cuốn sách “Hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn với phát triển công nghiệp bền vững” đã ra mắt bạn đọc
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội
- Cuốn sách “Hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn với phát triển công nghiệp bền vững” đã ra mắt bạn đọc

Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.
.jpg)