»

Thứ sáu, 04/04/2025, 19:55:25 PM (GMT+7)

Người bán rau đoạt giải “Nobel châu Á”

(21:51:45 PM 01/08/2012)
(Tin Môi Trường) - Bà Trần Thụ Cúc - người bán rau tốt bụng ở Đài Loan - đã nhận được sự biểu dương của cộng đồng quốc tế với giải thưởng Ramon Magsaysay của Philippines - giải thưởng được xem là “Nobel châu Á”, vì lòng từ thiện của bà đã làm thay đổi cuộc sống của nhiều người dân, nhất là trẻ em, được bà giúp đỡ.

 

Bà bán rau tốt bụng Trần Thụ Cúc - Ảnh: Taipei Times

 

Không phải là nhân vật nổi tiếng, có quyền lực lay chuyển thế giới nhưng lòng từ thiện và những đóng góp âm thầm của bà đã có tác động tích cực đến nhận thức của nhiều người trên thế giới. Trong vòng hai thập niên qua, bà Trần, 62 tuổi, đã quyên góp hơn 231.800 USD giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Số tiền này được gửi đến các quỹ hỗ trợ giáo dục, quỹ chăm sóc y tế nhằm xây dựng nơi ở, thư viện... cho các trẻ mồ côi hoặc bị bỏ rơi do bệnh tật.

 

Bà Trần từng được tạp chí Forbes khu vực châu Á xếp vào danh sách 48 nhân vật giàu lòng từ thiện nhất châu Á - Thái Bình Dương, từng được tạp chí Time bình chọn là một trong 100 nhân vật có sức ảnh hưởng lớn trong năm 2010.

 

Mồ côi mẹ, bà Trần nghỉ học từ lớp 6, thay mẹ trông coi sạp rau nuôi các em ăn học. Thấy hoàn cảnh nhiều đứa trẻ khổ sở như các em mình, bà lại dành dụm tiền giúp đỡ. Gần 50 năm qua, ngày nào bà cũng tất bật từ 3g sáng đến 8g tối. Bà chỉ nghĩ đơn giản hôm nào giúp được ai, tối đó về nhà ngủ ngon hơn. “Tôi cảm thấy hạnh phúc bất cứ khi nào tôi có thể giúp được người khác” - bà nói.

 

Khi nói về bà Trần Thụ Cúc, tạp chí Time đã trích lời của bà: “Tiền phải dùng cho người cần mới hữu ích”. Còn giáo sư Lâm Ðăng Thu, giảng dạy tại Trường đại học Sư phạm Ðài Bắc, đã viết: “Lòng hảo tâm của bà là sức mạnh và giá trị thúc đẩy xã hội tiến lên. Nó có giá trị gấp trăm ngàn lần lời nói suông của người học giỏi tài cao”.

 

Lễ trao giải Ramon Magsaysay sẽ diễn ra vào tháng 8 tới và bà sẽ nhận được một phần thưởng trị giá 50.000 USD, “số tiền lớn, như bà nói, sẽ giúp thêm được nhiều đứa trẻ”.

(Theo TTO)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Người bán rau đoạt giải “Nobel châu Á”

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)

(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên

(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI