Philippines:Trẻ em vùng bão đổ ra đường xin ăn 
(18:10:41 PM 13/11/2013)
Phóng viên Guardian cho biết, bức ảnh này chụp những đứa trẻ tội nghiệp ở một ngôi làng nằm phía Bắc Cebu, nơi bão Haiyan đổ bộ trực tiếp. Mỗi khi có xe ô tô đi qua, những đứa trẻ tội nghiệp lại chìa tay cầu xin sự giúp đỡ. Những tấm bảng viết nguệch ngoạc dòng chữ tiếng Anh “Xin hay giúp chúng cháu. Chúng cháu cần thực phẩm” như lời cầu cứu của người Philippines tới toàn bộ thế giới. Ảnh: EPA.
Trong khi người lớn hoàn toàn ý thức được sự tàn khốc của thảm họa vừa ập xuống đầu họ, những đứa trẻ chỉ cảm nhận được cái lạnh của cảnh màn trời chiếu đất và những cơn đói kéo dài. Ảnh: CNN.
Dòng chữ “người sống sót sau siêu bão Yolanda (tên quốc tế là Haiyan) ở Palo, Leyte” đeo trên cổ một đứa bé khiến thế giới xúc động. Nó nhắc nhở chúng ta rằng, nạn nhân của siêu bão không chỉ có người lớn mà rất nhiều trong đó là những đứa trẻ vô ưu, vô lo, hoàn toàn chưa ý thức được thảm họa vừa đổ xuống quê hương chúng. Ảnh: CNN.
Những đứa trẻ chờ đợi sơ tán cùng gia đình tại sân bay Tacloban ngày 12/11. Họ là những người may mắn khi vượt qua những khu vực bị siêu bão tàn phá nặng nề nhất để tới nơi an toàn. Ảnh: CNN.
Đứa trẻ đói khát cầm trên tay miếng cam do quân đội Philippines chia cho. Có thể đây là lần đầu tiên cậu bé tội nghiệp phải chịu đói khát lâu đến vậy nhưng em vẫn may mắn hơn rất nhiều đứa trẻ tử nạn vì siêu bão hay đang quắt quay đợi chờ sự giúp đỡ ở những khu vực xa xôi hẻo lánh, nơi nỗ lực cứu hộ chưa thể tiếp cận. Ảnh: CNN.
Trong khi một số người có thể rời đi, đa phần nạn nhân của siêu bão Haiyan vẫn phải bám trụ tại quê hương, tìm mọi cách để sống sót sau siêu bão. Tuy nhiên, siêu bão Haiyan san phẳng tất cả những gì nằm trên đường đi của nó, khiến cuộc sống gặp muôn vàn khó khăn. Ảnh: CNN.
Cô bé ngồi co ro trong một căn lều tạm, được dựng lên sau khi siêu bão phá hủy ngôi nhà của em. Sống sót sau siêu bão, người dân vùng thảm họa Philippines đang làm mọi cách để tiếp tục tồn tại. Ảnh: CNN.
Cậu bé đi xin nước giúp gia đình tại một điểm phân phát hàng cứu trợ ở thành phố Tacloban. Rất có thể, gia đình em chẳng còn đủ người để đi xin nước, xin lương thực hay các nhu yếu phẩm khác nên cậu bé phải mang bình nước to bằng chính người mình. Ảnh: Reuters.
Xác động vật, xác người đang trong giai đoạn phân hủy tạo ra bầu không khí địa ngục bao trùm những vùng bị siêu bão Haiyan quét qua. Đây là môi trường lý tưởng để bệnh dịch hoành hành, đe dọa nghiêm trọng sức khỏe người dân vùng thảm họa, đặc biệt là trẻ em. Ảnh: Reuters.
Bé gái chắt chút nước ít ỏi về chung một bình chứa. Đây là những gì em lấy được từ một vòi nước còn sót lại sau khi siêu bão Haiyan tàn phá thành phố Tacloban. Tuy không nhiều nhưng nó phần nào giúp được gia đình em cầm cự tới khi tiếp cận được các chuyến hàng cứu trợ. Ảnh: Reuters.Zing News Zing News Zing News Zing Newsồn Zing Newsuồn Zing News
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
-
"Rốn lũ" Bình Định sau bão
-
Nợ lương ở các công ty công ích: Sở Tài nguyên - môi trường TP HCM nhận sai sót
-
Nhà ngập cả mét bùn, 13 người Thanh Hóa chết, mất tích sau lũ
-
Tình người trong cơn lũ dữ ở Thanh Hóa
-
Lũ khủng khiếp cuốn đứt chân đường dẫn lên cầu treo Chôm Lôm
-
Thảm họa vỡ đập thủy điện tại Lào
-
Những hình ảnh xúc động tại tâm lũ Yên Bái
-
Vượt lên số phận
Bài viết mới:
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên (20/02/2025)

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)
(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên
(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.
.jpg)