Em gái 10 năm bế chị bại liệt đến trường
(14:57:02 PM 13/11/2012)
Tại buổi lễ tuyên dương 800 học sinh, sinh viên xuất sắc nhất khu vực miền Nam vừa tổ chức tại tỉnh Long An, hàng nghìn ánh mắt ngạc nhiên lẫn cảm động dõi theo bước chân của thiếu nữ bế người chị của mình lên sân khấu nhạn giải thưởng Hoa Trạng nguyên. Đó là Hoàng thị Loan 17 tuổi và người chị Hoàng Thị An, cả hai đều là học sinh trường THPT Sơn Bình, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Những ngày đầu khó khăn, khi cha mẹ bận việc, Loan lại cắn môi cõng chị đến trường. Nhưng đến năm lớp 6, tình trạng bệnh của An trở nặng. An đành nghỉ học nằm nhà điều trị.
Nhà Loan nằm sâu trong rừng cao su bạt ngàn thuộc địa bàn ấp 1, xã Suối Trầu, huyện Long Thành, có 6 chị em gái nhưng có đến 2 người bị bị liệt từ nhỏ. Khi mới sinh, hai người chị gái của Loan cũng mập mạp, khỏe mạnh như những đứa trẻ bình thường khác. Năm lên 4 tuổi, sau trận sốt cao, An và một người chị bị bại liệt. Các bác sĩ kết luận hai chị gái của Loan bị nhiễm chất độc màu da cam.
2 năm sau ngày sinh chị An, Loan chào đời khỏe mạnh là niềm an ủi của gia đình. Tuy nhỏ tuổi nhưng Loan rất thương chị cả và chị An. Loan tuy bé xíu nhưng đã đòi bế chị đi chơi. Khi bạn bè cùng trang lứa tíu tít đến trường, An cũng mơ ước được đi học. An thích học và học rất chăm chỉ. Đến nỗi có khi mải học quá, An lăn ra ốm khiến gia đình chạy chữa nhiều phen đuối sức.
Những tưởng ước mơ đến trường kết thúc, nhưng rồi An nhất mực xin cha mẹ cho đi học lại. Kể từ ngày đó, ngày ngày Loan bế chị An đi 5-6 cây số đến trường, bất kể trời mưa nắng. Đường từ nhà đến trường không những xa mà còn nguy hiểm, hai chị em lại phải băng qua cánh đồng cao su bạt ngàn.
Cô em gái đã trở thành một phần cơ thể, cuộc sống của An. Loan vui vẻ nói: “Chỉ cần chị vui là em cũng hạnh phúc”.
Từ ngày đi học trở lại, kết quả học tập của An luôn dẫn đầu toàn trường. Kỳ thi tốt nghiệp THPT, Loan cũng giành danh hiệu thủ khoa với kết quả thi bình quân mỗi môn 9 điểm.
Cô em gái Hoàng Thị Loan cũng không thua kém chị khi 11 năm liên là học sinh giỏi. Loan cũng là 1 trong 800 học sinh xuất sắc khu vực miền Nam được nhận giải Hoa Trạng nguyên.
Không chỉ là đôi chân cho chị, Loan còn thay mẹ chăm sóc cuộc sống cho các chị. Các thầy cô giáo và bạn bè tại trường THPT Sơn Bình đều rất yêu quý cô học trò chăm chỉ và có tấm lòng trong sáng này.
Cô Tiêu Đình Nghiêm Văn, giáo viên chủ nhiệm lớp 12 của An nói: “Tôi rất ấn tượng về an, dù tật nguyền nhưng em ấy luôn cố gắng vượt lên số phận. Còn em gái Hoàng Thị Loan thì học rất giỏi và hết mực yêu thương chị. Mỗi lần nhìn thấy hai chị em bế nhau đi học, thương và xót xa lắm”.
An tốt nghiệp THPT và quyết định tự ôn tập 1 năm ở nhà chờ em gái cùng thi đại học. “Tương lai của hai chị em vẫn còn xa nhưng em không sợ điều gì cả. Em chỉ mong nghị lực của mình không bao giờ “tắt” để có thể che chở và là người bạn đồng hành cùng chị”, Loan tâm sự.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
-
"Rốn lũ" Bình Định sau bão
-
Nợ lương ở các công ty công ích: Sở Tài nguyên - môi trường TP HCM nhận sai sót
-
Nhà ngập cả mét bùn, 13 người Thanh Hóa chết, mất tích sau lũ
-
Tình người trong cơn lũ dữ ở Thanh Hóa
-
Lũ khủng khiếp cuốn đứt chân đường dẫn lên cầu treo Chôm Lôm
-
Thảm họa vỡ đập thủy điện tại Lào
-
Những hình ảnh xúc động tại tâm lũ Yên Bái
-
Vượt lên số phận
Bài viết mới:
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên (20/02/2025)

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)
(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên
(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.
.jpg)