Đà Nẵng: Bán tóc để được... đến trường
(08:36:07 AM 05/09/2012)
![]() |
Chi luôn mong mỏi sẽ được đến trường cùng bạn bè và đã bán mái tóc dài của mình để lấy tiền đóng học phí - Ảnh: ngọc nga |
Căn nhà rộng khoảng 50m2 của bà Nguyễn Thị Huệ (50 tuổi, mẹ ruột của Chi) trống huơ trống hoác trong một con hẻm nhỏ chẳng có gì đáng giá. Bà Huệ tâm sự quê bà ở vùng Hương Thủy (Thừa Thiên - Huế) nhưng vì nghèo khó đeo đuổi nên bà vào Đà Nẵng mong kiếm một con đường xán lạn hơn.
Rồi bà gặp ông Võ Hoàng Đạt (trú Đà Nẵng) làm nghề xe ôm và nên duyên vợ chồng. Nhưng rồi ông Đạt bị rơi vào vòng lao lý, để bà Huệ phải còm cõi làm thợ đụng khắp nơi từ lau chùi nhà cửa, bưng bê, rửa chén bát lấy tiền nuôi hai con thơ dại.
Nhìn mái tóc cụt lủn trên đầu đứa con gái ngày mai khai giảng khiến bà Huệ đau thắt lòng. Chi tâm sự nhà nghèo khó, cha đi tù nhưng hai con lúc nào cũng chăm ngoan. Kỳ thi lên lớp 10 năm học 2012-2013, Chi đăng ký vào Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền nhưng không đậu nên xét tuyển vào Trung tâm Giáo dục thường xuyên quận Thanh Khê (Đà Nẵng).
Cô nữ sinh luôn tâm niệm: “Cố gắng học thật giỏi dù là bổ túc cũng được”. Cho đến ngày Chi làm thủ tục đăng ký nhập học, các thầy ở Trung tâm giáo dục thường xuyên nhận hồ sơ và thông báo phải nộp trước bốn tháng học phí. Nghe tới đây, cô nữ sinh như đứng không vững vì số tiền quá lớn với ba mẹ con, tương đương tiền công của cả chục ngày làm việc quần quật của mẹ. Cô bé lẳng lặng suy nghĩ và quyết định bán mái tóc dài đen nhánh nữ sinh của mình lấy 500.000 đồng.
“Em nộp học phí hết 325.000 đồng, còn lại mua sách vở cho năm học mới và mua gạo cho mẹ hết 25.000 đồng” - cô bé hồn nhiên nói.
Nhưng sau khi cắt đi mái tóc đen dài của mình, Chi luôn ủ rũ: “Từ độ em bán tóc về chẳng ngủ được. Cứ quen đưa tay vuốt lên tóc lại thấy trống trải rồi khóc”. Bà Huệ cũng chỉ biết ôm con vào lòng rồi òa khóc...
Ông Phan Văn Thái - chủ tịch UBND phường An Khê - xác nhận việc Chi bán tóc để có tiền nộp học phí. Ông Thái cho biết thêm do gia đình bà Huệ mới chuyển hộ khẩu về địa phương nên không có trong danh sách hộ nghèo. Ngay sau khi biết chuyện, UBND phường quyết định hỗ trợ gia đình bà Huệ 500.000 đồng, hai thùng mì gói...
UBND phường sẽ đề nghị trường học nơi chị em Chi học có chính sách hỗ trợ các em để tiếp tục được đến trường.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
-
"Rốn lũ" Bình Định sau bão
-
Nợ lương ở các công ty công ích: Sở Tài nguyên - môi trường TP HCM nhận sai sót
-
Nhà ngập cả mét bùn, 13 người Thanh Hóa chết, mất tích sau lũ
-
Tình người trong cơn lũ dữ ở Thanh Hóa
-
Lũ khủng khiếp cuốn đứt chân đường dẫn lên cầu treo Chôm Lôm
-
Thảm họa vỡ đập thủy điện tại Lào
-
Những hình ảnh xúc động tại tâm lũ Yên Bái
-
Vượt lên số phận
Bài viết mới:
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên (20/02/2025)

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)
(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên
(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.
.jpg)